Top
Tuyển Sinh Cao Đẳng Y Dược TPHCM Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm âm đạo khi mang thai cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Cập nhật: 07/11/2019 15:08 | Người đăng: Lường Toán

Khi mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng nên rất dễ bị viêm âm đạo. Bên cạnh đó, các loại nấm men, vi khuẩn hay vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị viêm âm đạo. Cụ thể những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là:

Viêm âm đạo do nấm Candida

Âm đạo chính là nơi trú ngụ của nấm Candida. Nếu nồng độ pH trong âm đạo ở mức cân bằng thì loại nấm này hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ sẽ bị mất cân bằng khiến cho pH ở âm đạo bị thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm khuẩn ở âm đạo chiến khoảng từ 10-75%. Khi bị viêm âm đạo, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu, kích ứng âm hộ và thỉnh thoảng gặp phải tình trạng khó tiểu.

Việc điều trị tình trạng viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai do bị nhiễm nấm Candida rất đơn giản nhưng bệnh có thể sẽ tái phát nhiều lần. Chính vì thế, phụ nữ mang thai thường được khuyên nên kiêng cữ và điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con để tránh cho trẻ bị lây nhiễm khi sinh ra. Những trường hợp vẫn mắc bệnh và sinh thường thì nấm Candida sẽ có thể dính vào niêm mạc miệng của trẻ gây ra tình trạng đen miệng hoặc viêm da. Những trường hợp nguy hiểm hơn có thể khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng ở trong tử cung, sinh non, viêm phổi, sức đề kháng yếu…

Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn

Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phụ khoa đối với phụ nữ mang thai chính là lậu cầu khuẩn. Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Nếu như thời gian ủ bệnh lâu thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: nước tiểu đục, tiểu dắt, có kèm theo mủ, nhiều huyết trắng, có mùi khó chịu và bị đau ở vùng bụng dưới.

Đối với những người đang mang thai bị viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn cần phải được điều trị sớm để không gây ra những ảnh hưởng xấu đối với thai nhi như: tăng nguy cơ sinh non, vỡ ối, gây viêm màng ối, suy dinh dưỡng bào thai nên trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân,... 

Ngoài ra, khuẩn lậu còn có thể dễ bị lây nhiễm cho trẻ sơ sinh đối với những trường hợp sinh thường. Vi khuẩn lậu ở dịch tiết trong âm đạo sẽ có thể xâm nhập vào trong mắt của trẻ gây sung huyết, giảm thị lực, có nhiều mủ vàng và thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis thường xảy ra khi những vi khuẩn tự nhiên ở trong âm đạo phát triển quá mức trong thời kỳ mang thai do các hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng thông thường như: dịch tiết âm đạo có màu xám và mùi hôi tanh khó chịu. 

Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thai kỳ như vỡ màng ối sớm, nước ối bị nhiễm trùng, khi thai nhi lớn sẽ tăng nguy cơ sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, thai nhi bị suy dinh dưỡng, người mẹ có thể sẽ bị viêm màng tử cung sau khi sinh nở…

Cách điều trị viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai

Triệu chứng viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai thường không có biểu hiện rõ ràng nên nhiều người thường hay nhầm lẫn mỡi những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Chính vì thế, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất thì phụ nữ mang thai nên đi khám thai thường xuyên theo định kỳ, nếu như có bất kỳ dấu hiệu nào cũng bệnh viêm âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng những loại thuốc bôi tại chỗ hoặc sử dụng thuốc đặt phụ khoa để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc nhóm imidazol có tác dụng làm giảm triệu chứng tại chỗ và là lựa chọn hàng đầu của những phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa. Trong khoảng thời gian điều trị là 7-10 ngày, bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng Miconazol và Clotrimazol cho phù hợp:

  • Miconazol là một loại thuốc đặt âm đạo ít được hấp thụ toàn thân nên sẽ không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Miconazol kem bôi âm đạo 2% hoặc viên đặt âm đạo 100mg thích hợp dùng cho đợt điều trị 7 ngày ở phụ nữ mang thai.
  • Clotrimazol là loại thuốc đặt âm đạo không gây hại đối với thai nhi trong giai đoạn từ 3 tháng cho đến cuối thai kỳ. Loại kem bôi âm đạo Clotrimazol 2% thường được chỉ định sử dụng trong 7 ngày đối với phụ nữ đang mang thai. Đối với những trường hợp bị viêm âm đạo tái phát có thể sẽ được chỉ định điều trị trong khoảng 14 ngày.

Việc thai phụ sử dụng thuốc khá nhạy cảm nên tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý trong quá trình điều trị viêm âm đạo đối với phụ nữ mang thai

Khi điều trị bệnh viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai sẽ cần phải chú ý đến những nguyên tắc phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả sau đây:

  • Tránh quan hệ vợ chồng khi bị viêm âm đạo.
  • Ăn nhiều sữa chua vì đây là một loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phụ khoa rất hiệu quả.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đường… vì chúng có thể làm tăng lượng bài tiết ở trong âm đạo.
  • Tránh sử dụng những loại xà phòng thơm, dung dịch vệ sinh phụ nữ hay những loại xà phòng có chứa chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Nên sử dụng những đồ lót được làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín đúng cách, không nên thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.

Nếu như được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời thì tình trạng viêm âm đạo đối với phụ nữ mang thai sẽ không gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, nếu như có những biểu hiện ngứa hoặc đau rát… ở vùng âm đạo và nghi ngờ là viêm âm đạo thì các bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn:Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-salbutamol-la-thuoc-gi-cach-dung-va-lieu-dung-thuoc-an-toan Thuốc Salbutamol là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Salbutamol thường được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản. Mặc dù là một loại thuốc khá phổ biến trên thị trường nhưng với nhiều dạng bào... tetracycline-dung-de-dieu-tri-benh-gi Tetracycline dùng để điều trị bệnh gì? Khi gặp phải một số bệnh như mụn trứng cá, nhiễm trùng... người ta thường dùng thuốc kháng sinh Tetracycline để điều trị với mục đích ngăn chặn... giai-ma-moi-chan-la-benh-gi-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-nhu-the-nao Mỏi chân là bệnh gì? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Mỏi chân là hiện tượng thường gặp khi cơ chân hoạt động quá nhiều nhưng nếu mỏi chân ngay cả khi bạn ít hoạt động thì đây là dấu hiệu của một số... thuoc-methycobal-la-thuoc-gi-tac-dung-cua-methycobal-nhu-the-nao Thuốc Methycobal là thuốc gì? Tác dụng và cách dùng như nào? Thuốc Methycobal là thuốc gì? Tác dụng của Methycobal như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để biết cách... co-nen-su-dung-thuoc-oresol-de-bu-nuoc-va-chat-dien-giai Thuốc Oresol là thuốc gì? Tác dụng và cách sử dụng an toàn Chúng ta có nên sử dụng Oresol cho một số  trường hợp bị mất nước do tiêu chảy hoặc sốt cao… làm cho cơ thể bị mất nước và những chất điện... chi-so-mach-cua-nguoi-binh-thuong-la-bao-nhieu Chỉ số mạch của người bình thường là bao nhiêu? Các bạn đã có khi nào thắc mắc về chỉ số mạch của người bình thường là bao nhiêu? Chỉ số mạch đạt với tần suất bao nhiêu là tốt nhất? Mạch nhanh...
Xem thêm >>