Bilirubin chính là sắc tố mật được hình thành từ sự thoái giáng của các heme ở trong những tế bào hồng cầu. Chỉ số bilirubin có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe của con người. Xét nghiệm bilirubin có thể giúp cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh rất hiệu quả.
- Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh sởi ở người lớn
- Những cách bù nước điện giải cho trẻ hiệu quả nhất
- Hậu quả của việc ngủ không đủ giấc mỗi ngày
Bilirubin chính là sắc tố mật được hình thành từ sự thoái giáng của các heme ở trong những tế bào hồng cầu
Kết quả xét nghiệm Bilirubin bình thường
Để biết được sự khác thường của chỉ số bilirubin thì trước hết chúng ta cần phải nắm được những chỉ số bilirubin thông thường ở những cơ thể khỏe mạnh.
Bilirubin toàn phần
- Chỉ số bilirubin bình thường đối với trẻ sơ sinh: < 10 mg/dl hay < 171μmol/L.
- Chỉ số bilirubin bình thường đối với trẻ trên 1 tháng tuổi: – 1.2 mg/dl hay 5.1 – 20.5 μmol/L.
- Chỉ số bilirubin bình thường đối với người lớn: 0.2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L.
Bilirubin trực tiếp
- Chỉ số bilirubin bình thường: 0 – 0.4 mg/dl hay 0 - 7 μmol/L
Bilirubin gián tiếp
- Chỉ số bilirubin bình thường: 0.1 -1.0 mg/dL hay 1 - 17 μmol/L
Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ Bilirubin toàn phần
- Chỉ số bilirubin bình thường: < 20 %.
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm Bilirubin
Kết quả xét nghiệm bilirubin sẽ có thể có sự thay đổi nhẹ tùy vào phòng thực hiện xét nghiệm hay những người đàn ông trưởng thành. Đối với phụ nữ và trẻ em thì kết quả xét nghiệm có thể sẽ khác một chút vì bị ảnh hưởng bởi một số loại thức ăn, đồ uống hoặc tập luyện nặng nhọc.
Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến cho chỉ số bilirubin thấp hơn so với bình thường như: caffeine, barbiturat, salicylate liều cao, penicillin, atazanavir (thuốc kháng virus HIV có thể làm tăng nồng độ bilirubin gián tiếp), corticosteroid, citrat, ethanol, protein, urea, penicillin, salicylate…
Những loại thuốc làm cho nồng độ bilirubin tăng cao hơn: một số loại thuốc kiểm soát sinh đẻ, kháng sinh, diazepam (Valium), indomethacin (Indocin), flurazepam, adrenalin, phenytoin (Dilantin), allopurinol, vitamin C, thuốc điều trị sốt rét, azathioprine, thuốc cường cholin (cholinergic), chlorpropamide, codein, thuốc lợi tiểu, dextran, isoproterenol, thuốc ức chế MAO, levodopa, meperidine, methotrexate, methyldopa, morphin, phenazopyridine, thuốc ngừa thai dạng uống, phenothiazin, rifampin, quinidine, streptomycin, tyrosine, theophylline, vitamin A...
Bilirubin sẽ gây ra ảnh hưởng gì?
Khi chỉ số bilirubin tăng cao hơn so với bình thường sẽ khiến cho khả năng nhiễm một số loại bệnh về gan cao hơn. Đối với những trường hợp bilirubin cao sẽ cho thấy tỷ lệ phá hoại những tế bào màu đỏ ngày càng tăng cao hơn.
Việc xác định nồng độ bilirubin trong máu đối với trẻ sơ sinh cũng là một phương pháp rất quan trọng. Thực hiện xét nghiệm bilirubin kịp thời trước khi lượng bilirubin gián tiếp gây ra tổn thương đối với tế bào não của trẻ. Khi những tế bào não đã bị tổn thương sẽ có thể khiến cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển và khả năng học tập. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị rối loạn vận động mắt, mất thị lực hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tử vong...
Khi chỉ số bilirubin toàn phần tăng cao có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm
Bilirubin cao là triệu chứng của bệnh gì?
Khi chỉ số bilirubin toàn phần tăng cao có thể là triệu chứng của một số trường hợp sau đây:
- Có thai
- Trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh
- Hoạt động thể lực mạnh
- Suy gáp
- Các nguyên nhân gây tăng bilirubin liên hợp.
- Các nguyên nhân gây tăng bilirubin không liên hợp.
Tăng nồng độ bilirubin không liên hợp (bilirubin gián tiếp) có thể là biểu hiện của những căn bệnh sau đây:
- Khối máu tụ lớn.
- Thuốc: Rifampicin…
- Suy tim mất bù.
- Bệnh Gilbert.
- Cường lách.
- Truyền máu nhiều.
- Vàng da ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh
- Suy giảm quá trình liên hợp bilirubin tại gan
- Quá trình tạo hồng cầu không hiệu quả: bệnh thiếu máu Biermer.
- Tan máu: tan máu tự miễn, đông máu rải rác trong lòng mạch, thiếu hụt các enzym của hồng cầu, bệnh hemoglobin, bệnh do không tương hợp Rh của trẻ sơ sinh, sốt rét.
- Tăng phá huỷ hồng cầu quá mức
Tăng nồng độ bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp) thường gặp phải trong những trường hợp sau đây:
- Suy tim mất bù.
- Viêm đường mật xơ hóa, xơ gan mật tiên phát, xơ gan.
- Xâm nhiễm gan hoặc các tổn thương: u hạt, bệnh Wilson, di căn gan, bệnh lý khối u…
- Các bệnh lý liên quan đến tế bào gan: Viêm gan do thuốc (viêm gan nhiễm độc, Salicylat, Paracetamol, Chlorpromazine, Methyldopa, Halothan, Rifampicin…), viêm gan do vi rút…
- Một số rối loạn bẩm sinh: hội chứng Rotor, bệnh Dubin- Johnson (rối loạn bài xuất bilirubin).
- Viêm tụy cấp hoặc mãn tính, sỏi mật, ung thư tụy, nang giả tụy trong viêm tụy cấp.
- Thuốc: erythromycin, testosteron, thuốc ngừa thai, barbituric, Chlorpromazine.
- Chít hẹp hay tắc (atresie) đường mật, ung thư biểu mô (carcinoma) đường mật, ung thư bóng Vater,
Bilirubin giúp chẩn đoán phân biệt bệnh vàng da
Chỉ số Bilirubin trong máu tăng cao sẽ gây ra ảnh hưởng tới tổ chức gây ra tình trạng vàng da. Xét nghiệm Bilirubin trực tiếp, Bilirubin toàn phần có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chẩn đoán và phân biệt một số bệnh vàng da. Nếu như chỉ số Bilirubin toàn phần cao hơn gấp 2 lần so với mức bình thường sẽ gây ra tình trạng vàng da.
Đối với vàng da do tắc mật
Chỉ số Bilirubin trực tiếp ở trong máu tăng cao, bilirubin toàn phần cũng tăng cao hoặc có bilirubin niệu. Alkaline phosphatase huyết tương chính là tiêu chuẩn tốt nhất để có thể đánh giá được tình trạng tắc mật. Bệnh vàng da do tắc mật thường gặp trong tắc đường dẫn mật do u đầu tụy, do sỏi hoặc do giun chui vào trong ống mật.
- Tắc đường mật ở trong gan, bệnh gan thâm nhiễm hay bệnh chuyển hóa: bilirubin huyết tương bình thường nhưng Alkaline phosphatase tăng.
- Khi bị tắc đường mật ngoài gan thì chỉ số bilirubin trong máu có thể tăng lên đến mức mức 513 – 684 mol/l.
Vàng da do tan máu (hủy huyết)
Đối với bệnh tan máu, bilirubin toàn phần rất hiếm khi tăng hơn 5 lần so với mức bình thường, trừ khi có một số bệnh lý khác về gan. Khi mắc phải một số bệnh lý về gan, bilirubin gián tiếp ở trong máu rất cao, bilirubin toàn phần có khí tăng lên tới 30-40 lầm thậm chí có thể tăng lên đến 80 lần so với người bình thường. Bilirubin niệu âm tính có thể sử dụng bilirubin toàn phần và bilirubin gián tiếp để chẩn đoán và phân biệt.
- Tỉ lệ thấp hơn 20%: tình trạng huyết tán.
- Tỉ lệ từ 20 - 40%: tỉ lệ mắc phải bệnh ở bên trong tế bào gan cao hơn so với tắc nghẽn đường mật ở bên ngoài gan.
- Tỉ lệ 40-60%: bệnh có thể xảy ra ở trong và ngoài tế bào gan
- Tỉ lệ lớn hơn 50%: bệnh tắc nghẽn ở bên ngoài gan sẽ có tỷ lệ cao hơn so với bệnh ở bên trong tế bào gan.
Bệnh vàng da do tan máu thường gặp rất phổ biến trong vàng da hủy huyết ở trẻ sơ sinh, rắn độc cắn, sốt rét ác tính...
Vàng da do tổn thương gan
Đối với những trường hợp bị viêm gan cấp tính, viêm gan do truyền nhiễm, chỉ số bilirubin tăng cao hơn và có xuất hiện ở trong nước tiểu trước khi thấy xuất hiện những triệu chứng bị vàng da và có urobilinogen niệu.
Khi gan đã bị tổn thương sẽ khiến cho có trình chuyển hóa bilirubin toàn phần và bilirubin trực tiếp bị giảm nên bilirubin toàn phần trong máu tăng cao những bilirubin trực tiếp bị giảm.
- Ung thư gan: bilirubin toàn phần huyết thanh tăng cao hơn so với bình thường, có thể tăng 10 -20 lần.
- Đối với những trường hợp suy gan, xơ gan, chỉ số bilirubin trực tiếp sẽ bị giảm do chức năng gan đã bị suy giảm là quá trình liên hợp với acid glucuronic bị giảm.
Trên đây chính là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp lại giúp cho bạn đọc có thể hiểu được chỉ số bilirubin có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe con người? Tình trạng bất thường của chỉ số bilirubin trong cơ thể có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiên trọng, vì thế hãy đảm bảo nắm rõ được những thông tin cần thiết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn bảo vệ thật tốt sức khỏe của bản thân và những người thân yêu xung quanh.
Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp