Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách lập kế hoạch chăm sóc chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Cập nhật: 14/06/2024 16:47 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Việc lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan an toàn để giảm thiểu tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe là điều hết sức quan trọng. Vì xơ gan làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng tính mạng. Dưới đây là những thông tin Y Dược cho việc lên kế hoạch hữu ích, các bạn cũng theo dõi!

1. Vì sao cần lập kế hoạch chăm sóc chăm sóc bệnh nhân xơ gan?

Bệnh xơ gan khiến cho người bệnh đối diện với tình trạng tổn thương tế bào gan trong thời gian dài. Hình thành các mô sẹo thay thế các mô bị tổn thương, điều đó sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

Bệnh xơ gan nguy hiểm với tính mạng người bệnh
Bệnh xơ gan nguy hiểm với tính mạng người bệnh

Bởi vậy, bạn cần thực hiện lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan như:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh làm công việc nặng nhọc.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, chú ý đảm bảo vitamin, protein, glucid đồng thời hạn chế lipid.
  • Theo dõi cân nặng bệnh nhân theo hàng tuần.
  • Theo dõi và phát hiện sớm những triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời cho người bệnh.
  • Giải thích cho người bệnh kiến thức về bệnh xơ gan bao gồm các nguyên nhân cũng như biến chứng để người bệnh hợp tác điều trị và có biện pháp chăm sóc bệnh nhân xơ gan hiệu quả.

Có thể bạn cần Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan an toàn tại nhà

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện

Các giảng viên tại Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tổng hợp và chia sẻ thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh bị xơ gan dưới đây!

2.1. Biện pháp chăm sóc cơ bản

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tối đa, tránh làm việc nặng.
  • Trấn an tinh thần cho bệnh nhân yên tâm điều trị.
  • Chuẩn bị đồ dùng cho bệnh nhân: thuốc men, dụng cụ, phối hợp với bác sĩ khi cần thiết.
  • Khi xảy ra biến chứng chảy máu nặng thì điều dưỡng chăm sóc như sau:
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, đầu thấp, kê cao chân.
  • Bệnh nhân không tự ăn được thì nên cho ăn bằng đường truyền.
  • Nên ủ ấm cho người bệnh.
  • Phối hợp với bác sĩ đặt cathete để theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.
  • Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ để truyền dịch, truyền máu khẩn trương.

2.2. Đề phòng hôn mê gan:

  • Đặt ống thông để hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày, tiếp theo hãy rửa dạ dày bằng nước lạnh.
  • Thụt tháo phân nhằm giúp loại trừ máu đã xuống ruột.
  • Ngăn chặn các yếu tố gây biến chứng như: xuất huyết, nhiễm trùng, rối loạn nước

Bạn có thể quan tâm tới Lập kế hoạch chăm sóc trẻ co giật hiệu quả, an toàn

2.3. Thực hiện y lệnh của bác sĩ

  • Cho người bệnh dùng thuốc tiêm, uống, hoặc làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chuẩn bị chu đáo cho người bệnh chụp X-quang thực quản.
  • Chuẩn bị các dụng cụ chọc tháo dịch ổ bụng khi có yêu cầu và đảm bảo vô khuẩn khi chọc hút.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân xơ gan
  • Khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan thì điều dưỡng viên sẽ tập trung chú ý đến tình trạng sau:
  • Kiểm tra tinh thần và thần kinh của người bệnh
  • Theo dõi tình trạng nôn và phân hàng ngày cho người bệnh
  • Người bệnh có thể bị chán ăn, chậm tiêu nhằm nuôi dưỡng cơ thể.
  • Quan sát và đo lượng dịch màu sắc của dịch cổ trướng.
  • Theo dõi lượng nước tiểu, tình trạng phù, xuất huyết, cổ chướng...

2.4. Theo dõi đề phòng hôn mê gan:

  • Tình trạng thay đổi tính tình: người bệnh vui buồn hoặc thờ ơ.
  • Xuất hiện biểu hiện rối loạn về trí nhớ.
  • Bệnh nhân có thể mất nhận thức về không gian, thời gian, bị mất khả năng tập trung.
  • Run tay do rối loạn trương lực cơ.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng: Rối loạn điện giải, nhiễm trùng, xuất huyết.
  • Nếu bệnh nhân xơ gan xuất hiện những triệu chứng bất thường ở trên thì Điều dưỡng báo cho bác sĩ để được chăm sóc và xử lý kịp thời.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân loãng xương theo chỉ định của bác sĩ

3. Thực hiện chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại nhà

Ngoài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện thì bạn cần chuẩn bị kiến thức để thực hiện tại nhà an toàn và hiệu quả:

3.1. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan tại nhà
Thực hiện chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan tại nhà

Khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối thì người bệnh thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, ăn uống, tiêu hóa kém hơn do chức năng gan đã suy giảm nặng. Từ đó thì người bệnh sẽ bị thiếu hụt năng lượng có thể bị mệt mỏi và uể oải hơn.

Bởi vậy, bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan ngay từ đầu để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng nhằm bổ sung chất thiếu. Đồng thời còn hạn chế chất không cần thiết khiến cho bệnh trở nặng hơn.

Biến chứng nặng nề của xơ gan giai đoạn cuối đó chính là người bệnh bị hôn mê gan. Theo đó thì người bệnh hãy tuân thủ chế độ ăn uống tăng đạm, đồng thời bệnh nhân cần phải hạn chế những loại thức ăn có nhiều đạm. Đồng thời phải chú ý đến tình trạng táo bón ở bệnh nhân xơ gan bởi chúng có thể gây hậu quả nặng nề đối với bệnh nhân mắc phải hội chứng não – gan.

Tình trạng hôn mê gan và hội chứng não-gan là dư thừa lượng đạm mà cơ thể không hấp thu được hết khi đến đại tràng. Ngoài ra, dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sản sinh nhiều NH3, nồng độ NH3 cũng sẽ tăng cao trong máu và lên não gây ngộ độc.

Tham khảo ngay Chăm sóc bệnh nhân sau nút mạch gan an toàn, hiệu quả

3.2. Lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

  • Nên giảm lượng đạm thông thường trong chế độ ăn uống, từ đó sẽ giúp làm gia tăng những loại đạm trong cơ thể không tổng hợp được. Cho người bệnh sử dụng những loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo bao gồm: Thịt lợn nạc, trứng, gà, cá nạc, sữa bột tách bơ với những chế phẩm từ đậu.
  • Chế độ nên hạn chế được việc giảm muối, tăng kali.
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế táo bón, chất xơ được tìm thấy trong rau xanh, hoặc hoa quả. Mỗi ngày người bệnh nên đi ngoài 2-3 lần, hoặc có thể sử dụng thêm thuốc nhuận tràng khi cần thiết. Tăng cường thực phẩm bổ sung kali cho bệnh nhân.
  • Hạn chế chất béo từ động vật, tránh những thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ. Nên dùng các loại dầu thực vật, bơ thay cho mỡ động vật. Hạn chế thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  • Mỗi ngày cần phải đảm bảo lượng nước uống từ 1 đến 1.2 lít, ngoài ra hãy dùng thêm những đồ ăn, thức uống có tính lợi mật, nhuận gan bao gồm lá cây nhọ nồi, lá trà xanh, nhân trần, Atiso...
  • Nên tránh tuyệt đối thuốc lá, uống rượu hay các chất kích thích có khả năng gây độc hại cho gan.

Những thông tin chia sẻ về cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn thuận tiện trong quá trình làm việc. Nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người bệnh. Các bạn có thể theo dõi thêm về các

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990