Khi cơ thể nhiễm virus hay mầm bệnh từ bên ngoài thì cơ thể sẽ có phản ứng tự vệ bình thường là sốt. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt cao thì rất dễ bị kích thích và xuất hiện cơn co giật. Bài viết dưới đây Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ co giật do bị sốt cao, hãy cùng theo dõi nhé.
1. Tình trạng sốt ở trẻ em như thế nào?
Khi cơ thể không may bị nhiễm virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc các bệnh tự miễn khác thì cơ thể sẽ có phản ứng là sốt. Trường hợp sốt không có triệu chứng bất thường khác thì chúng sẽ tự hết sốt tự nhiên và đa số bệnh do nhiễm trùng cũng nhanh chóng chấm dứt.
Thường khi đo nhiệt độ cơ trẻ cho trẻ trên 37,5 độ C sẽ được xác định là sốt. Tuy nhiên khi trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì chưa cần phải uống thuốc, bạn chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ, uống nhiều nước hoặc bú mẹ. Lấy khăn ấm để đắp lên trán rồi lau toàn thân giúp trẻ hạ nhiệt là được.
Tình trạng trẻ co giật do sốt thường xảy ra với những trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi bởi bộ não của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện. Bởi vậy mà trẻ thường xảy ra những phản ứng nhạy cảm với những rối loạn của nhiệt độ cơ thể. Thường, bị co giật do sốt ở trẻ khá lành tính mà không gây hại đến não của trẻ, chúng sẽ khỏi sau vài ngày.
Có thể bạn quan tâm tới Chia sẻ cách lập kế hoạch chăm sóc chăm sóc bệnh nhân xơ gan
2. Lập kế hoạch chăm sóc trẻ co giật an toàn
2.1. Cách sơ cứu khi trẻ bị co giật
Việc chăm sóc trẻ co giật do sốt cao là cực kỳ quan trọng để tránh nguy hiểm gây biến chứng về não. Bởi vậy, bạn hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu để đảm bảo an toàn. Trước tiên, bạn hãy sơ cứu theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Hãy đặt trẻ ở nơi thoáng mát, trên một mặt phẳng hay xuống giường. Hướng trẻ nằm nghiêng sang một bên qua đó giúp tránh trường hợp trẻ bị nôn, khiến cho chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp. Tiếp theo hãy cởi bỏ hoặc nới lỏng quần áo. Lưu ý tránh dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.
- Bước 2: Lấy khăn sạch để nhúng vào nước ấm sau đó vặt nước sạch rồi lau khắp cơ thể người trẻ. Nhất là vùng nách, vùng bẹn, và lau đi lau lại cho trẻ liên tục cho đến khi hết cơn co giật.
- Bước 3: Trẻ bị co giật rất khó uống và rất dễ gây sặc, nên đặt viên hạ sốt vào hậu môn trẻ. Khi chăm sóc trẻ sau sốt co giật thì bạn lấy một lượng thuốc Paracetamol thông thường 10-15mg/kg cân nặng.
- Bước 4: Với những trẻ bị ngưng cơn co giật thì hãy lật trẻ nằm nghiêng sang một bên và để ngửa đầu trẻ ra sau. Điều đó giúp cho trẻ nếu có nôn thì sẽ nôn ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp, sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp đồng thời nguy hiểm tính mạng của trẻ.
- Bước 5: Đưa trẻ đi cấp cứu để dự phòng tái phát cơn co giật ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn muốn tìm hiểu Thuốc Paracetamol 500mg Là Gì? Liều Dùng Và Tác Dụng Gì?
2.2. Cách xử trí khi chăm sóc trẻ co giật
Trẻ sốt cao co giật sẽ khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, bối rối không biết cách xử lý co giật ở trẻ em như thế nào. Bởi nếu xử lý không đúng cách có thể gây ra sự tổn thương ở trẻ, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé:
- Bé co giật phải làm sao? Khi phát hiện ra trẻ bị co giật do sốt bao thì phụ huynh hãy hết sức bình tĩnh. Trẻ cần được đặt nằm nghiêng sang một bên trong tư thế thoải mái để dễ thở hơn. Lưu ý, không được giữ chặt trẻ, không cho bất kỳ chất hay vật gì vào miệng của trẻ. Bởi trẻ có thể cắn làm tổn thương lợi, nướu hoặc vô tình nuốt chúng. Theo dõi về thời gian co giật của trẻ đồng thời phải ghi nhớ những biểu hiện bất thường trong thời gian này.
- Với những trẻ đang chơi và bị ngã co giật bất ngờ thì trước tiên bạn hãy loại bỏ những vật sắc nhọn xung quanh khu vực trẻ đang nằm nhằm giúp tránh gây tổn thương cho trẻ. Đặt trẻ nằm ở một nơi thoáng mát, bằng phẳng, rồi nới lỏng quần áo, nhất là ở cổ để trẻ thở đều đặn. Khi đã hết cơn co giật thì bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để nhanh chóng phục hồi.
- Khi trẻ đã tỉnh thì có thể làm nước ép trái cây, sinh tố để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ còn bú mẹ thì có thể cho trẻ bú thêm.
Bạn đang xem Lập kế hoạch chăm sóc trẻ co giật hiệu quả, an toàn
3. Cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt
Tình trạng trẻ co giật do sốt có thể sẽ tái phát, bởi vậy những cách xử lý trên đây nhằm giúp cho tình trạng của trẻ giảm thiểu tạm thời. Khi trẻ bị sốt thì ngay lập tức hãy giảm sốt cho trẻ để tránh bị co giật. Ngoài ra hãy thực hiện một số cách phòng tránh khi chăm sóc trẻ co giật như sau:
- Cần được đưa trẻ đi khám ngay nếu như xuất hiện tình trạng số không rõ nguyên nhân đồng thời nắm được cách phòng tránh các cơn co giật;
- Khi bị sốt thì hãy cho trẻ uống nước và chất điện giải bù lại;
- Tránh ủ ấm trẻ, đồng thời cho trẻ mặc quần áo thoáng, nhẹ, thoáng;
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để dự phòng trẻ sốt cao gây co giật;
- Lấy nước ấm để lau người cho trẻ giúp hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ trên 39 độ C;
- Khi xử lý trẻ co giật do sốt cao thì phụ huynh phải thật bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách. Ngay khi hết cơn co giật thì bạn hãy đưa trẻ vào bệnh viện.
Thường, sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, tuy nhiên đó cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm. Do vậy, nếu tình trạng sốt ở trẻ em kéo dài thì bạn hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế khám để chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị đúng cách.
Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị sốt thì trước tiên phải đảm bảo được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nên cho trẻ ăn đầy đủ, đa dạng các món ăn để thu nạp đủ chất dinh dưỡng đồng thời cân đối để tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa, điều đó đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Với những trẻ ăn không đúng cách thì có thể gặp phải nguy cơ thiếu vi khoáng chất. Điều đó khiến cho trẻ chậm lớn do kém hấp thu, biếng ăn, sức đề kháng kém...rất dễ mắc phải những bệnh lý thông thường. Theo đó thì phụ huynh chú ý bổ sung cho trẻ thêm các vi khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin nhóm B, kẽm, Selen, hay những sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine nhằm giúp đáp ứng đầy đủ về nhu cầu dưỡng chất ở trẻ. Những vitamin, khoáng chất nhằm giúp tăng cường khả năng hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa từ đó giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và trẻ ăn ngon miệng.
4. Điều dưỡng viên chăm sóc trẻ co giật
Với trẻ em bị co giật khi đưa vào bệnh viện sẽ được điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân khi nằm tại bệnh viện. Họ sẽ đảm nhiệm những công việc để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất về chuyên môn và kỹ năng chăm sóc. Ngành học chữa bệnh cứu người này hiện được nhận được sự chú trọng từ xã hội.
Nếu bạn yêu thích công việc ngành Điều Dưỡng thì có thể đăng ký Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Khóa học trong 3 năm sẽ giúp bạn được tích hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để trở thành điều dưỡng viên giỏi, phục vụ tốt công việc chuyên môn.
Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn biết cách chăm sóc trẻ co giật an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích tại chuyên mục Tin tức Y Dược nhé!