Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loãng xương

Cập nhật: 31/10/2023 17:35 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh loãng xương thường gặp với người cao tuổi, gây nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt. Bởi vậy việc lập ế hoạch chăm sóc bệnh nhân loãng xương là cực kỳ cần thiết để họ được hòa nhập với cộng đồng. Hãy cùng Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loãng xương

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loãng xương cần được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân, dựa vào các yếu tố như tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bệnh và các tình trạng sức khỏe khác.

1.1. Hỗ trợ bệnh nhân loãng xương điều trị bệnh

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm khiến cho xương bị tổn thương, mỏng và dễ bị xốp và gãy. Với bệnh nhân cao tuổi, sức khỏe yếu và trí nhớ kém thì họ rất khó để tuân thủ điều trị bệnh.

Cùng với tâm lý phó mặc cho bệnh nên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và thường kéo dài. Do vậy, việc chăm sóc bệnh nhân bị loãng xương thường gặp nhiều khó khăn và phiền phức. Đòi hỏi phải có gia đình đồng hành giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn:

Bệnh loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vận động
Bệnh loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vận động

- Tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu pháp điều trị loãng xương phù hợp cho người bệnh. Qua đó còn giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh, qua đó giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn..

- Nhắc nhở và hỗ trợ người bệnh lấy thuốc, dùng thuốc đúng liều lượng và đúng giờ.

- Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân loãng xương và thay đổi những thói quen trước khi bước vào điều trị.

- Mỗi ngày hãy trò chuyện với người bệnh nhằm hỗ trợ về mặt tâm lý, cảm xúc, đồng thời nắm được sự thay đổi về mặt sức khỏe cho người bệnh trong quá trình điều trị.

- Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để đạt được hiệu quả điều trị, có biện pháp can thiệp kịp thời để nắm được hiệu quả điều trị.

Bạn có thể muốn xem về Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối

1.2. Khuyến khích bệnh nhân tập thể dục

Với bệnh nhân bị loãng xương thì việc tập thể dục và vận động không dễ dàng như những trường hợp khác. Bởi vậy để hỗ trợ cho họ thực hiện thì luôn cần gia đình và người thân bên cạnh. Việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh cải thiện sớm đồng thời giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây là cách chăm sóc bệnh nhân loãng xương bằng cách tập thể dục hàng ngày:

- Với bệnh nhân loãng xương khi tập thể dục thì cần tuân thủ theo trình tự là khởi động, tập luyện và thư giãn. Trước khi tập luyện, người bệnh hãy khởi động từ 10 đến 15 phút với những bài tập chuyển động nhẹ nhàng từ việc đứng hoặc ngồi. Sau đó hãy kết thúc khởi động bằng bước nhảy đơn giản để đạt được nhịp tim từ 110 đến 125 nhịp mỗi phút. 

Tập thể dục còn bao gồm những bài tập tăng cường sức mạnh và sự kéo giãn nhằm giúp cải thiện tư thế bao gồm cơ vai, xoay vai, duỗi lưng hoặc ngồi trên quả bóng,.... Những bài tập này nhằm giúp làm cải thiện sự cân bằng cơ thể như đứng thăng bằng với một chân hoặc kéo ngón chân.... Sau mỗi bài tập thì bạn hãy thư giãn khoảng 5 đến 10 phút bằng cách thả lỏng cơ thể và hít thở sâu. 

- Người bệnh tập trung vào bài tập mục tiêu tư thế, dáng đi, thăng bằng, phối hợp, và ổn định phần thân và hông.

- Với những người cao tuổi bị loãng xương thì cần tránh những bài tập với lực tác động mạnh lên xương, nhất là những bài tập thay đổi tư thế đột ngột.

- Nếu có thể thì hãy cùng với người bệnh duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, lấy niềm vui trong tập luyện đồng thời có thể hỗ trợ người bệnh khi cần thiết..

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Chia sẻ cách lập kế hoạch chăm sóc chăm sóc bệnh nhân xơ gan

1.3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị loãng xương

Khi chăm sóc bệnh nhân loãng xương thì một yếu tố không thể thiếu đó là dinh dưỡng bởi chúng có liên quan mật thiết với nhau. Bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh qua đó sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương tốt nhất. 

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân loãng xương
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân loãng xương

- Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân loãng xương phải cân bằng đủ vitamin, khoáng chất, giàu canxi với những khoáng chất thiết yếu cho người bệnh.

- Người cao tuổi có thể cảm thấy ăn ngon miệng và ăn ít hơn. Bởi vậy khi chăm sóc cho bệnh nhân loãng xương thì chú ý nguyên tắc chế biến là nghiền nhỏ thức ăn và cho người bệnh ăn nhiều lần trong ngày. Tốt nhất hãy xây dựng bữa ăn đa dạng, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.

- Ưu tiên lựa chọn những nguyên liệu thực phẩm tươi và sạch.

- Người cao tuổi thường khó hấp thu chất dinh dưỡng là bởi hệ tiêu hóa cũng bị lão hóa theo thời gian. Bởi vậy khi người bệnh không thể nạp đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bổ và thực phẩm chức năng.

1.4. Phòng tránh té ngã cho người bị loãng xương

Với bệnh nhân bị loãng xương thì sẽ càng tăng nguy cơ bị gãy xương cao dù chỉ qua một cú ngã nhẹ. Trong đó nếu người bệnh bị gãy xương hông thì gây biến chứng nghiêm trọng có thể tử vong. Bởi vậy, khi chăm sóc bệnh nhân loãng xương thì cần phải hạn chế tối đa bị té ngã sẽ dễ bị gãy xương hơn so với người bình thường. 

Ngoài ra với bệnh nhân cao tuổi thì sẽ dễ bị ngã hơn bởi nhận thức kém mắt kém, hoặc do sự thăng bằng của cơ thể bị yếu cơ và giảm sút,... Bởi vậy, tốt nhất người thân cần phải phòng tránh té ngã bệnh nhân bị loãng xương là vô cùng quan trọng:

- Người bệnh hạn chế ra ngoài khi chỉ có một mình, không nên đi vùng đất dễ trơn trượt, nhiều đá, sỏi, gập ghềnh.

- Đảm bảo trong nhà luôn có đủ ánh sáng, lắp thêm công tắc và bóng đèn khi cần thiết.

- Sàn nhà cần được giữ sạch sẽ, tránh bừa bộn hoặc trơn trượt. Ngoài ra nên sử dụng thảm hoặc làm sàn gỗ để người bệnh hạn chế bị trơn trượt hơn.

- Chú ý nên thiết kế tay vịn ở cầu thang hoặc nhà tắm, luôn bên cạnh hỗ trợ họ di chuyển, đi lên xuống cầu thang hoặc khi có việc cần thiết.

- Người bệnh nên đi giày chống trơn trượt, đảm bảo độ thoải mái tốt nhất.

- Với người cao tuổi bị loãng xương thì hãy chú ý sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây hoa mắt, chóng mặt bởi ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân.

Khi cần chăm sóc bệnh nhân loãng xương hiệu quả thì điều dưỡng viên cần phải kết hợp kiến thức y khoa nhằm đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Để biết được cách lập kế hoạch thì bạn cần đăng ký học Cao đẳng Điều Dưỡng, bạn sẽ được bổ sung thêm về kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân phục hồi bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Thông tin chia sẻ trên đây nhằm giúp tìm hiểu về kiến thức chăm sóc bệnh nhân loãng xương an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên để có cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả cần tham khảo ý kiến bác sĩ và điều dưỡng viên chuyên môn nhé. Cùng xem thêm các bài khác tại mục cẩm nang Y Dược và chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990