Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy cần chú ý những gì?

Cập nhật: 01/11/2023 16:47 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thở máy được chỉ định cho những bệnh nhân nặng, cần hỗ trợ hô hấp. Những bệnh nhân này cần phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy bởi quá trình điều trị khá khó khăn. Chúng ta hãy tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy chi tiết

Suy hô hấp và bệnh tim mạch là căn nguyên để sử dụng máy thở hỗ trợ điều trị. Quá trình điều trị cho người bệnh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và theo dõi chi tiết. Dưới đây là các bước thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy:

Bước 1: Chuẩn bị máy thở

  • Lắp hệ thống dây thở, bộ phận lọc vi khuẩn, bộ phận làm ẩm.
  • Kiểm tra nguồn điện rồi cắm điện, đường khí nén và đường ô-xy.
  • Test máy bằng phổi giả để kiểm tra nguồn điện, ô-xy, áp lực khí nén, hệ thống một số bộ phận và các nút chức năng của khí dung.
  • Dùng phổi giả để đặt một số thông số thở theo yêu cầu trước khi nối máy trực tiếp với người bệnh.
  • Nối máy thở với bệnh nhân
  • Theo dõi tình trạng lâm sàng và sự thích ứng của người bệnh với máy thở
lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy chi tiết
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy chi tiết

Cùng tìm hiểu về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở như thế nào?

Bước 2: Chuẩn bị người bệnh

Tư thế: Đặt bệnh nhân theo tư thế nằm ngửa, cao đầu. Một số tình huống đặc biệt khác, điều dưỡng làm theo chỉ định của các bác sỹ.

Trường hợp người bệnh tỉnh thì điều dưỡng hãy giải thích cho bệnh nhân hiểu lợi ích của thở máy để có sự hợp tác tốt nhất.

Bước 3: Theo dõi bệnh nhân thở máy

Theo dõi tình trạng đáp ứng của người bệnh với máy thở:

  • Tình trạng tốt: mạch, huyết áp ổn định, SpO2 bình thường, thể trạng người bệnh hồng hào, không chống máy.
  • Tình trạng xấu: sốc, tím tái, khó thở, chống máy.
  • Tình trạng tắc đờm.
  • Tuột ống, hở ống: áp lực đường thở thấp, người bệnh bị suy hô hấp, thể tích thở ra (Vte) thấp.
  • Nhiễm khuẩn phổi: người bệnh bị sốt, dịch phế quản nhiều, màu đục.

Theo dõi một số biến chứng xảy ra trong thở máy:

  • Ống NKQ đặt sai vị trí, vào sâu.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Bị tuột hoặc gập ống nội khí quản.

Theo dõi hoạt động của máy thở:

  • Kiểm tra các thông số trên máy.
  • Kiểm tra máy thở: kiểm tra hệ thống dây, hở ống, nhiệt độ bình làm ẩm, mức nước đầy khoảng 3/4, nước, dịch đọng trên sâu máy thở,.

Theo dõi khả năng cai máy thở của người bệnh:

  • Báo bác sỹ nếu người bệnh có dấu hiệu cải thiện tích cực hồng hào, và tự thở tốt, có thể xem xét cai máy sớm nhằm tránh bội nhiễm phổi liên quan thở máy.
  • Giải thích cho người bệnh yên tâm, hợp tác để cai máy tốt.

Theo dõi sát bệnh nhân sau khi cai máy thở:

  • Nhịp thở, kiểu thở, SpO2 tình trạng tím tái.
  • Tình trạng ứ đọng.

Các điều dưỡng viên có thể cần muốn biết về Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer chi tiết, hiệu quả

2. Chăm sóc bệnh nhân thở máy như thế nào?

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân thở máy là công việc của các Điều dưỡng viên trong bệnh viện. Các bước thực hiện và một số lưu ý như sau:

  • Trước tiên, Điều dưỡng viên thực hiện hút đờm dãi bằng hệ thống hút kín qua ống nội khí quản, nếu bệnh nhân có biểu hiện ứ đọng.
  • Dùng ống thông riêng để hút đờm, dãi họng và dịch phế quản nhằm đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Lưu ý khi hút đờm, dịch phế quản ở bệnh nhân thở máy:

+ Ngay trước khi hút đờm thì ấn nút alarm silence.

+ Đặt FiƠ 2100% trước khi hút đờm, dịch 30s đến vài phút, trong khi hút và 1-3 phút sau khi hút xong.

+ Theo dõi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và SpO2 trong khi hút.

  • Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng tím tái hoặc SpO2 tụt thấp < 85-90% thì phải tạm dừng hút: bóp bóng oxy 100% và lắp lại máy thở với FĨ02 100% .
  • Sau mỗi lần hút, điều dưỡng viên phải cho bệnh nhân thở máy lại tạm thời vài nhịp trước khi tiếp tục hút.
  • Khi hút dịch và đờm xong thì phải cho người bệnh thở máy lại theo một số thông số máy như trước.
  • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong khi thực hiện
  • Kết hợp vỗ rung để quá trình hút đờm thuận lợi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cụ thể và hiệu quả

3. Chăm sóc ống nội khí quản, mở khí quản như thế nào?

Theo các giảng viên tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ống nội khí quản (NKQ) rất quan trọng với người bệnh thở máy. Bởi vậy, khi chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân thở máy đòi hỏi các điều dưỡng viên cũng cần phải chăm sóc loại dụng cụ này một cách thận trọng theo những bước dưới đây:

  • Đảm bảo đúng vị trí: X-quang phổi, nghe phổi, số cm trên NKQ.
  • Thay dây cố định hằng ngày, thay phin lọc khuẩn hàng ngày hoặc khi có chỉ định, vệ sinh ống NKQ, thay sâu máy thở và thay băng cannula MKQ hàng ngày.
  • Đo áp lực bóng trên hàng ngày dao động khoảng 20 – 25 mmHg là ổn.
  • Vệ sinh răng miệng cho người bệnh thở máy 2-3 lần/ngày.
  • Trường hợp không sốc thì đặt bệnh nhân ở tư thế cao đầu, hoặc nghiêng mặt sang bên tránh sặc trào ngược.
  • Điều dưỡng viên vệ sinh cá nhân, xoay trở người bệnh thở máy để chống loét.
  • Đảm bảo cung cấp và nuôi dưỡng đủ năng lượng, protein cho người bệnh thở máy
  • Hàng ngày, Điều dưỡng viên cần đảm bảo đủ nước cho người bệnh, tính lượng
Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần người có chuyên môn, nghiệp vụ cao
Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần người có chuyên môn, nghiệp vụ cao

Có thể thấy, việc tạo kế hoạch chăm sóc người bệnh thở máy là cực kỳ quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự hồi phục của bệnh nhân. Đòi hỏi phải cần có sự chi tiết, tỉ mỉ, nhất là trình độ của đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng có chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc tốt nhất.

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thở máy đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Vì vậy, nếu yêu thích công việc này, bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Khóa học sẽ cung cấp kiến thức và thực hành kỹ thuật chăm sóc tốt.

Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn nằm được việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nếu bạn yêu thích công việc này đòi hỏi các điều dưỡng viên tương lai phải chuẩn bị tốt về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990