Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở như thế nào?

Cập nhật: 01/11/2023 14:53 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau, để điều trị an toàn và hiệu quả nhất thì trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên với việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở an toàn sẽ giúp cho người bệnh có thể giảm thiểu triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Khó thở là gì?

Cảm giác khó thở khiến cho cảm giác này bị cản trở, khiến cho bệnh nhân biết cách vận dụng đến cơ hô hấp. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân cố gắng hít vào hoặc thở ra nhằm giúp trao đổi oxy cho hoạt động của cơ thể. Đây là một trong biểu hiện để giúp bác sĩ nhận thấy sự thay đổi của yếu tố hô hấp trong cơ thể của chúng ta.

Khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau
Khó thở do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các dạng khó thở thường gặp:

- Khó thở vào: Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do tổn thương hay hẹp đường hô hấp do các bệnh: bệnh bạch hầu, viêm yết hầu, thanh khí quản,..

- Khó thở ra: Nguyên nhân được xác định là do co thắt các tiểu phế quản bởi các bệnh như viêm phế quản cấp, hen phế quản thường gây khó thở chậm.

- Khó thở cấp tính: Thường gặp ở cả 2 trường hợp trên, người bệnh có biểu hiện khó thở nhanh xảy ra khi bệnh nhân bị giảm thể tích hô hấp gồm: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, tràn dịch…

- Khó thở dạng Kussmaul: là tình trạng khó thở sâu, thở vào chậm và nghỉ thở ra, thường xảy ra với những trường hợp máu nhiễm toan.

- Khó thở dạng Cheynes-Stokes: nhịp thở thường sẽ nhanh sâu và chậm lại dần – Sau chu kỳ nghỉ thì sẽ tiếp tục như thế. Nguyên nhân là bởi tổn thương trung tâm hô hấp bao gồm: chấn thương sọ não hay nhiễm độc nặng.

- Khó thở từng cơn: xuất hiện trong hen phế quản.

- Khó thở khi gắng sức: xảy ra khi mắc bệnh tim mạch hay suy hô hấp mạn.

- Khó thở thường xuyên: là triệu chứng của bệnh suy hô hấp nặng và suy tim nặng.

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở an toàn và hiệu quả

Khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, bởi vậy phải có biện pháp chăm sóc an toàn và giúp cho người bệnh cải thiện được tình trạng hiện tại. Dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến khích bạn thực hiện những cách dưới đây nhé:

Chăm sóc bệnh nhân khó thở để cải thiện tình trạng sức khỏe
Chăm sóc bệnh nhân khó thở để cải thiện tình trạng sức khỏe

2.1. Thở mím môi:

Thở mím môi sẽ giúp bạn nhanh chóng được mở rộng đường thở giúp cho việc hít vào, thở ra sâu hơn và dễ dàng. Ngoài ra, việc thở này cũng giúp cho bạn loại bỏ những tác nhân, hay tình trạng bị ứ cặn không khí và bị mắc kẹt trong phổi cơ thể.

Người bệnh có thể áp dụng những kỹ thuật này khi nào có triệu chứng khó thở, nhất là trường hợp như leo cầu thang, làm việc nặng khuân vác đồ nặng…

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật thở mím môi:

  • Bước 1: Thả lỏng và thư giãn cổ với cơ vai
  • Bước 2: Lấy một tay đặt lên thành bụng
  • Bước 3: Hít vào bằng đường mũi 2 nhịp và khép miệng lại để thành bụng đầy hơi căng ra. 
  • Bước 4: Mím môi (chúm môi) để cho hơi thở thoát ra từ từ qua kẽ môi, và thành bụng xẹp dần xuống.

2.2. Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước

Khi cảm thấy khó thở thì bạn hãy thực hiện kỹ thuật thả lỏng người và nhô người về phía trước. Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật này:

Người bệnh ngồi trên ghế và thả lỏng cơ thể giúp cải thiện thần trí và thư giãn cơ thể. Qua đó giúp cho người bệnh được hít thở dễ dàng hơn rất nhiều.

Thực hiện kỹ thuật này như sau:

  • Người bệnh ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân đặt xuống sàn và ngực hơi chếch về phía trước một chút
  • Đặt cùi chỏ lên đầu gối đồng thời dùng 2 tay giữ lấy cằm
  • Luôn thả lỏng phần vai và cổ.

2.3. Đứng dựa lưng vào tường

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở là cho người bệnh đứng dựa lưng vào tường để cơ thể được thư giãn và khai thông thường thở.

Cách làm như sau:

  • Đứng thẳng người sao cho lưng và phần hông dựa vào sát tường sao
  • Chân đứng dang rộng để giữ thăng bằng đồng thời thả lỏng 2 tay song song trên đùi
  • Thả lỏng vai hơi nhô về phía trước.
  • Giữ động tác này khoảng 5 phút để cho nhịp thở đều hơn và người bệnh có thể được ngồi xuống nghỉ ngơi.

2.4. Đứng chống tay lên bàn

Để cải thiện đường thở cho bệnh nhân gặp tình trạng khó thở này thì bạn hãy đứng chống tay lên bàn như sau:

  • Người bệnh đứng hơi nghiêng người về phía trước, chống 2 tay lên bàn hay bất kỳ một vật gì sao cho chúng thấp hơn vai
  • Thả lỏng cổ và 2 vai sau đó  nhẹ nhàng hít vào và thở ra đều đều

Bạn có thể sẽ cần tìm hiểu về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thở máy cần chú ý những gì?

2.5. Nằm ở tư thế thoải mái

Khi bệnh nhân bị khó thở thì việc đầu tiên đó là phải cho người bệnh được nghỉ ngơi hợp lý. Theo đó khi chăm sóc bệnh nhân khó thở thì bạn hãy để người bệnh được nằm duỗi thoải mái toàn thân:

Nhiều người gặp phải triệu chứng khó thở trong khi ngủ. Tình trạng đó sẽ khiến bạn phải thức giấc nhiều lần, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cần phải cho người bệnh được nằm ngủ ở tư thế thoải mái, điều này rất có ích cho đường hô hấp của bạn và trở về nhịp thời bình thường.

Kỹ thuật này được thực hiện bằng 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên rồi dùng gối để kẹp giữa 2 chân. Và lấy 1 chiếc gối để kê cao đầu giúp cho bạn được thoải mái nhất đồng thời giữ thẳng lưng lại.
  • Cách 2: Đặt bệnh nhân nằm ngửa và giữ thẳng lưng, lấy gối để kê cao đầu người bệnh, sau đó đặt thêm 1 chiếc gối ở dưới 2 đầu gối

2.6. Sử dụng máy quạt

Một nghiên cứu cho biết, không khí mát sẽ giúp cho người bệnh loại bỏ tình trạng khó thở hiện nay. Cách thực hiện như sau: Bạn lấy một chiếc quạt nhỏ đặt trước mặt sẽ giúp làm dịu biểu hiện khó thở này.

Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân khó thở
Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân khó thở

Với bệnh nhân bị khó thở được xác định nguyên nhân do bất kỳ bệnh lý nào đó, thì trước tiên người bệnh cần phải được điều trị nguyên nhân trước. Điều dưỡng sẽ kết hợp với bác sĩ để thực hiện lập kế hoạch chăm sóc người bệnh khó thở an toàn, hiệu quả.

Hoạt động của điều dưỡng viên trong bệnh viện khá đa dạng, chủ yếu chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này thì bạn cần trải qua thời gian đào tạo trong 3 năm Cao đẳng Điều Dưỡng.

Nếu yêu thích ngành này, bạn hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đằng Điều dưỡng xét học bạ của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Bạn chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT là sẽ được hiện thực hóa ước mơ học ngành Y Dược.

Với những chia sẻ về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở trên đây hi vọng sẽ là hành trang giúp người bệnh được chăm sóc tốt và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990