Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Alzheimer Chi Tiết, Hiệu Quả

Cập nhật: 03/01/2023 08:32 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh Alzheimer gây nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do vậy, bạn phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer để cải thiện sức khỏe và tình trạng cho bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chung về bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer thường có yếu tố di truyền, gây cho người bệnh khó khăn trong việc ghi nhớ khiến cho họ hay bị quên tên và đồ vật.

Tùy từng giai đoạn, khi nặng hơn khiến cho họ có tư duy bất thường khiến cho họ quên tên của người quen, hay lặp lại cùng một câu hỏi hay câu chuyện tương tự...

Bệnh Alzheimer ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt người bệnh
Bệnh Alzheimer ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt người bệnh

Giai đoạn cuối cùng của bệnh Alzheimer, người bệnh cần sự giúp đỡ và chăm sóc toàn diện, bởi họ có thể sẽ đi lang thang hay bị lạc, thay đổi tính cách, cảm xúc và không thể hoạt động thể chất bình thường.

Xem thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cụ thể và hiệu quả

2. Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer khi gặp bác sĩ

Là một người thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, thì bạn sẽ là sắp xếp và hẹn lịch với bác sĩ để tận dụng tối đa thời gian của bản thân:

  • Sắp xếp các loại giấy tờ: Cung cấp các giấy tờ liên quan về tình trạng của người bệnh cho bác sĩ;
  • Tránh lo lắng, căng thẳng: Chỉ nên thăm khám khi người bệnh tỉnh táo;
  • Hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi: Liệt kê những triệu chứng, các câu hỏi cần trả lời và ghi chú về các hành vi của người bệnh. Đồng thời hãy ghi chép những công việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer trong tương lai.

3. Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer sinh hoạt tại nhà

3.1. Lên kế hoạch để người bệnh được tự lập

Theo các chuyên gia Y tế, bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu và giai đoạn giữa thường vẫn có thể tự lập. Do vậy để chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì bạn hãy thực hiện theo kế hoạch tập trung vào điểm mạnh đồng thời cho phép họ làm càng nhiều càng tốt, bao gồm:

  • Tự mặc quần áo: Bạn có thể giúp đỡ bằng cách sắp xếp quần áo của họ theo đúng thứ tự.
  • Phát huy sở thích với những hoạt động khác: Giúp học gắn bó những việc làm sở thích trong quá khứ, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp với khả năng hiện tại của người bệnh.
  • Có thể đưa ra về quyết định của bữa ăn: Hỗ trợ người bệnh có thể tự đặt bàn, chọn vị trí ngồi và món ăn yêu thích.

3.2. Thay đổi hoạt động cho người bệnh

Người bị bệnh Alzheimer có thể bị lãng quên và từ bỏ những hoạt động yêu thích trước đây. Khi chăm sóc cho người bệnh thì bạn hãy phối hợp để họ tham gia vào các hoạt động này, kết hợp ghi chép lại những biểu hiện của người bệnh:

  • Thay đổi tâm trạng: Hoạt động nào khiến họ vui vẻ? Hoạt động nào khiến họ khó chịu?
  • Vấn đề vật lý: Ghi chú về những biểu hiện mệt mỏi, khó nghe hoặc khó nhìn.
  • Thời gian trong ngày: Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer với các hoạt động nhất định vào buổi sáng, khi mà bạn và người bệnh đều sẵn sàng.
  • Giai đoạn bệnh: Hãy thử những công việc mà người bệnh có thể thực hiện lặp đi lặp lại.

3.3. Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh

Bệnh nhân Alzheimer thường gặp khó khăn trong ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân dễ bị mất nước và thay đổi trọng lượng. Dưới đây là kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer bằng chế độ ăn uống phù hợp:

  • Nên áp dụng giờ ăn cố định mỗi ngày phù hợp cho bệnh nhân.
  • Tạo không gian yên tĩnh và thư giãn trong khi người bệnh Alzheimer ăn để họ không bị xao nhãng.
  • Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất, đa dạng để cải thiện sức khỏe người bệnh.
  • Đối với mỗi bệnh nhân, đòi hỏi phải có sự thay đổi thói quen ăn uống sao cho phù hợp.
  • Kiên nhẫn: Người bệnh gặp khó khăn, và thậm chí không ăn, do vậy bạn phải thực sự kiên nhẫn để chờ cho đến khi họ bình tĩnh trở lại.
  • Ăn cùng nhau: Cùng bệnh nhân chia sẻ những vấn đề xung quanh trong bữa ăn.

3.4. Lên kế hoạch vệ sinh cơ thể cho bệnh nhân Alzheimer

Người mắc chứng chứng sa sút trí tuệ sẽ dễ quên đi những thói quen hàng ngày, bởi vậy khi chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thì bạn hãy nhắc nhở và hỗ trợ họ giữ gìn vệ sinh tốt:

  • Tạo thói quen đưa người bệnh vào nhà vệ sinh cùng một khung giờ nhất định. Tùy vào nhu cầu mỗi người bệnh thì cứ khoảng 2 -3 giờ, bạn có thể đưa người bệnh đi vệ sinh một lần. Tốt nhất bạn hãy cố gắng duy trì lịch này cụ thể hàng ngày để giúp bệnh nhân có thói quen.
Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer hiệu quả
Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer hiệu quả
  • Chú ý quan sát những dấu hiệu cần đi vệ sinh của người bệnh như lúng túng kéo quần áo hay tâm trạng bồn chồn.
  • Để tránh trường hợp bệnh nhân Alzheimer đi vệ sinh không tự chủ vào ban đêm, bạn có thể đeo bỉm cho người bệnh. Hoặc hạn chế cho người bệnh uống quá nhiều nước vào buổi chiều tối và trước giờ đi ngủ.
  • Nếu muốn đưa người bệnh ra ngoài thì bạn hãy chuẩn bị thật kỹ về trang phục dễ chịu, dễ cởi và nên chuẩn bị thêm bộ đồ để thay. Đồng thời xác định vị trí nhà vệ sinh để kịp thời đưa người bệnh đi vệ sinh khi cần.
  • Tạo thói quen cho người bệnh thay đồ và tắm rửa vào khung giờ nhất định. Chú ý hãy thực hiện khi mà người bệnh thoải mái và bình tĩnh nhất.
  • Để tránh người bệnh bị hoảng sợ, khi tắm hay vệ sinh cho người bệnh, thì bạn hãy giải thích với họ về những việc mà mình đang làm.
  • Ngoài ra, bạn chỉ hỗ trợ việc cần thiết còn những công việc tắm rửa và thay đồ nếu người bệnh có thể thì bạn hãy để cho họ tự làm nhé.
  • Trường hợp bệnh nhân bị căng thẳng khi sắp tới giờ hẹn, thì bạn có thể hỗ trợ và sắp xếp nhiều thời gian tắm rửa, mặc quần áo cho bệnh nhân bởi thời gian  vệ sinh cho người bệnh thường diễn ra rất lâu.

3.5. Tạo không gian sống an toàn cho bệnh nhân

Khi mắc bệnh Alzheimer làm tăng nguy cơ bị gây tổn thương bởi ý thức và hành động. Do vậy khi lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thì bạn hãy chú ý tạo không gian sống an toàn, nhất là những khu vực có những vật dụng nguy hiểm thì không để người bệnh lại gần.:

  • Tránh để người bệnh bị té ngã: Tốt nhất hãy lắp đặt tay vịn hoặc thanh vịn tại vị trí mà người bệnh có thể dễ bị ngã.
  • Khóa: Nên dùng ổ khóa tại khu vực tủ có đựng đồ vật sắc nhọn, tủ đựng thuốc, cồn, súng, sản phẩm tẩy rửa, dụng cụ.
  • Đảm bảo an toàn cháy nổ: Loại bỏ những vật dụng như bật lửa, que diêm và luôn sẵn bình cứu hỏa trong nhà.

Có thể các muốn biết về Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người chi tiết

4. Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân Alzheimer trong tương lai

Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu nếu được chăm sóc tốt thì có thể còn tự lập được trong nhiều năm nữa. Do vậy, bạn phải có kế hoạch cụ thể trong tương lai:

  • Quyết định về việc cho bệnh nhân lái xe;
  • Chăm sóc cho người lớn hoặc chăm sóc tại trại dưỡng lão về ban ngày;
  • Một số vấn đề pháp lý: Giấy ủy quyền, di chúc, bản sao kê trước để chi trả cho việc chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn cuối, di chúc.

Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer được xem là một quá trình dài, bạn có thể gặp khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì. Đồng thời bạn phải kết hợp với việc đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn về sức khỏe của người bệnh và theo dõi tình trạng bệnh Alzheimer có nặng lên hay không. 

Học Cao đẳng Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

Trở thành người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thì bạn phải trải qua khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Để được học và thực hành kỹ thuật chăm sóc tốt thì bạn có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Thạch.

Ngôi trường này thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Y Dược theo chỉ đạo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội với các chuyên ngành:

  • Cao đẳng Dược (mã ngành 6720201)
  • Cao đẳng Điều dưỡng (mã ngành 6720301)
  • Trung Cấp Y sỹ Y học cổ truyền
  • Cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng (mã ngành 6720603)

Hiện tại trường đang xét tuyển học bạ tốt nghiệp THPT đầu vào ngành Cao đẳng Điều dưỡng. Do vậy nếu yêu thích bạn hãy chuẩn bị nồ sơ để nộp về địa chỉ trường hoặc xét tuyển online TẠI ĐÂY.

Những thông tin trên đây trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạchnhằm giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và thực hiện đúng để cải thiện sức khỏe người bệnh. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990