Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách thực hiện kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Cập nhật: 20/09/2019 10:26 | Người đăng: Lường Toán

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày thường được sử dụng đối với những người không thể ăn uống được bằng miệng hay mắc một số bệnh về dạ dày. Phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho bệnh nhân duy trì sự sống và bệnh nhân có thể uống thuốc. Vậy kỹ thuật đặt sonde dạ dày như thế nào là đúng. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ những thông tin này cho các bạn trong bài viết sau đây.


Kỹ thuật đặt sonde dạ dày thường được sử dụng đối với những người không thể ăn uống được bằng miệng

Tìm hiểu về kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày đơn giản chỉ là một phương pháp đặt ống thông vào trong dạ dày của người bệnh để cung cấp thức ăn, theo dõi tính trạng bệnh và hút dịch ra ngoài cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân không có khả năng ăn uống bằng miệng thường được chỉ định thực hiện phương pháp này.

Sonde dạ dày sẽ được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân phải rửa dạ dày do bị ngộ độc
  • Người bị bệnh ung thư dạ dày tá tràng
  • Người bị một số bệnh về dạ dày
  • Các trường hợp bị chướng bụng sau khi mổ
  • Trẻ em bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi
  • Những người bị dị dạng đường tiêu hóa, nếu ăn bằng đường miệng như thông thường sẽ có thể khiến cho người bệnh bị ngạt thở hoặc suy hô hấp.

Mục đích sử dụng kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Các kỹ thuật sonde dạ dày thường được thực hiện với những mục đích như:

  • Bơm rửa và làm sạch dạ dày đối với những trường hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Kiểm tra lượng máu ở trong dạ dày để theo dõi tình trạng dạ dày bị chảy máu hoặc đối với những người bị chảy máu dạ dày tái phát.
  • Giảm lượng dịch ứ đọng và áp lực hơi cho người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật dạ dày làm giảm tình trạng chướng bụng và giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Lấy dịch trong dạ dày để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày hoặc xét nghiệm dịch trong dạ dày.
  • Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để nuôi dưỡng cho cơ thể của người bệnh khi họ đang bị hôn mê, bất tỉnh và không có khả năng ăn uống bằng đường miệng cũng như không có khả năng tiêu hóa thức ăn.

Các bước tiến hành kỹ thuật đặt sonde dạ dày

Khi thực hiện kỹ thuật sonde dạ dày cho một bệnh nhân, cụ thể các bước tiến hành kỹ thuật như sau:

Kiểm tra y lệnh

Các điều dưỡng viên sẽ cần phải đọc y lệ từ hồ sơ của bệnh nhân để thẩm định cụ thể những vấn đề sau đây:

  • Loại ống sonde sử dụng.
  • Thời gian tiến hành.
  • Phương thức thực hiện kỹ thuật.
  • Mục đích của việc thực hiện kỹ thuật sonde cùng với những yêu cầu có liên quan

Nhận định trường hợp của bệnh nhân

  • Quan sát kỹ lưỡng độ hoặc hoặc độ chướng của vùng bụng.
  • Hỏi người bệnh về những chấn thương có liên quan đến các vùng miệng và mũi.
  • Các điều dưỡng viên cần phải quan sát người bệnh để nắm được những thông tin cụ thể về tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
  • Có thể thử độ thông mũi bằng cách sử dụng lưng bàn tay đặt vào vị trí ngay sát lỗ mũi của người bệnh sau đó hướng dẫn người bệnh một tay đè lên một bên mũi và thở ra.

Các dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật sonde

Trước khi tiến hành thực hiện kỹ thuật sonde cho bệnh nhân, các điều dưỡng sẽ cần phải chuẩn bị các dụng cụ sau đây:

  • Kim băng cố định ống.
  • Chất trơn.
  • Vải cao su, khăn bông lớn, ly uống nước
  • Bồn hạt đậu, giấy lau miệng
  • Ống thông mũi dạ dày hai nhánh hoặc 1 nhánh với kích cỡ thích hợp với người bệnh
  • Cây đè lưỡi, giấy quỳ, gạc miếng, khăn sạch

Tiến hành thực hiện kỹ thuật sonde

Phương pháp đặt sonde bằng đường mũi

  • Đưa ống từ từ vào mũi của người bệnh và đẩy ống vào thẳng góc với mặt của người bệnh.
  • Khi đưa ống vào đến họng hãy gập đầu của bệnh nhân vào ngực và tiếp tục đẩy ống thông vào, trong khi đẩy ống thông bảo người bệnh nuốt theo nhịp để ống dễ vào hơn.
  • Khi đầu ống sonde đã vào đến dạ  dày sẽ có thức ăn cùng với dịch chảy ở trong lòng ống.

Phương pháp đặt sonde bằng đường miệng

  • Đưa từ từ ống sonde vào miệng của người bệnh. Khi ống vào đến học hãy bảo người bệnh nuốt xuống để ống đi vào theo nhịp nuốt.
  • Khi đầu ống sonde đã vào đến dạ  dày sẽ có thức ăn cùng với dịch chảy ở trong lòng ống.

Phương pháp đặt sonde bằng đèn đặt nội khí quản

  • Luồn ống sonde qua đường mũi của bệnh nhân, khi đến họng sẽ dùng đèn đặt nội khí quản để có thể xác định được vị trí của thực quản.
  • Sử dụng kẹp để gắp đầy ống thông đưa vào trong lỗ thực quản đồng thời đẩy phần bên ngoài ống vào trong dạ dày của người bệnh.
  • Cũng giống như 2 phương pháp đặt ống sonde nêu trên, điều dưỡng viên cần phải thực hiện kiểm tra, nếu như thấu có dịch học thức ăn chảy ở bên trong đường ống có nghĩa rằng ống đã vào đến dạ dày của bệnh nhân.

Kiểm tra

Sau khi kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày được thực hiện, điều dưỡng viên sẽ cần phải tiến hành kiểm tra thức ăn và dịch vị có chảy ở bên trong đường ống hay không. Nếu như ống đá vào đến dạ dày thì sẽ thất dịch vị và thức ăn chảy vào trong đường ống.

Hãy đặt ống nghe ở vùng thượng vị của bệnh nhân sau đó dùng bơm để bơm khoảng 50ml vào ống nghe, nếu ống sonde đã được đặt vào đúng chỗ thì sẽ nghe thấy vùng thượng vị có tiếng lọc sọc.


Nếu ống sonde đã được đặt vào đúng chỗ thì sẽ nghe thấy vùng thượng vị có tiếng lọc sọc khi bơm vào thức ăn

Những lưu ý quan trọng khi đặt sonde dạ dày

Khi tiến hành đặt sonde đặt sonde dạ dày sẽ cần phải quan tâm tới rất nhiều vấn đề. Sau đây là những lưu ý rất quan trọng cần phải chú ý tới khi tiến hành thực hiện kỹ thuật sonde dạ dày:

  • Khi thấy trong lòng ống có dịch, hãy rút dịch và thử trên giấy quỳ để biết chính xác ống đã được đặt đúng ở trong dạ dày của người bệnh hay chưa.
  • Khi đặt sonde dạ dày cần phải kiểm tra rất cẩn thận, chắc chắn rằng đầu ống đã nằm trong dạ dày mới bắt đầu tiến hành bơm thức ăn
  • Cần phải thực hiện rất nhẹ nhàng khi bơm thức ăn, bơm từ từ  nhưng phải liên tục và đều tay để tránh các bọt khí.
  • Khoảng 5-7 ngày phải thay ống sonde dạ dày 1 lần, khi thay ống nên thực hiện đổi sang bên lỗ mũi khác của người bệnh.
  • Khi thực hiện cố định ống sonde cần phải đảm bảo rằng có đủ khoảng cách để người bệnh có thể cử động bình thường, tránh gây ra những chèn ép mạnh ở trên cánh mũi vì có thể gây ra tình trạng bị hoại tử.
  • Cần phải theo dõi thật cẩn thận lượng dịch còn tồn đọng lại ở bên trong dạ dày sau mỗi lần bơm đồ ăn cho bệnh nhân. Nếu như lượng dịch này vượt quá 100ml thì điều dưỡng viên cần phải báo cáo ngay cho bác sĩ điều trị để bác sĩ đưa ra những phương án xử lý kịp thời.

Đặt ống sonde dạ dày chính là một phương pháp được thực hiện rất phổ biến hiện nay giúp cho các bệnh nhân duy trì được tình trạng sức khỏe cũng như sự sống khi không có khả năng ăn uống. Những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc nắm được những thông tin liên quan đến kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày cho người bệnh. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990