Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xuất huyết võng mạc là gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 20/09/2019 08:48 | Người đăng: Lường Toán

Xuất huyết võng mạc là gì? Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh và điều trị như thế nào? Tất cả những thông tin liên quan tới vấn đề này sẽ được ban tư vấn Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc trong bài viết sau đây.


Xuất huyết võng mạc chính là một trong những biến chứng của bệnh lý mạch máu ở vũng mạc

Xuất huyết võng mạc là gì?

Võng mạc chính là lớp màng thần kinh lót trong của nhãn cầu. Lớp màng này bám dính vào vùng phía trước của hắc mạc đến tận phía sau quanh bờ dây thần kinh thị. Chức năng của võng mạc chính là chuyển năng lượng ánh sáng thành thị lực sau đó chuyển thông tin ngược về não thông qua những dây thần kinh thị giác.

Võng mạc mắt được chia thành 4 lớp:

  • Tế bào thị giác bao gồm tế bào que giúp cho mắt nhìn được ở trong bóng tối và tế bào chóp giúp cho mắt có thể nhìn được tất cả mọi vật trong điều kiện có đầy đủ ánh sáng.
  • Biểu mô sắc tố: lớp tế bào này chứa sắc tố và nằm sát hắc mạc.
  • Tế bào 2 cực: những tế bào này có nhiệm vụ truyền dẫn các xung động thần kinh.
  • Tế bào đa cực: Truyền dẫn những xung động thần kinh lên trên đường dây thần kinh thị giác, các sợi trục của tế bào này thường tập trung lại tạo thành dây thần kinh thị giác.

Các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc mắt bao gồm:

  • Tĩnh mạch: Các tính mạch trung tâm của võng mạc sẽ tập trung thành 2 nhánh và chui vào đĩa thị. Cả 2 nhánh đều theo trục thần kinh sau cùng đổ vào trong tĩnh mạch ở dưới mắt.
  • Động mạch: Võng mạc được nuôi dưỡng bởi 2 hệ thống động mạch. Hệ thống động mạch hắc mạc nuôi dưỡng lớp biểu mô sắc  thị giác bằng thẩm thấu. Động mạch trung tâm võng mạc nuôi dưỡng lớp tế bào đa cực và 2 cực.

Xuất huyết võng mạc chính là một trong những biến chứng của bệnh lý mạch máu ở vũng mạc. Tình trạng này thường xảy ra khi máu không ở trong mạch máy và thoát ra vùng võng mạc gây ra ảnh hưởng đến chức năng thị lực khiến đỏ mắt, đau mắt và mắt bị đỏ. Người bệnh bị mờ mắt nhiều hay ít là tùy thuộc vào vị trí và số lượng xuất huyết.

Xuất huyết võng mạc thường xảy ra đối với những người bị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc, tiểu đường, tăng huyết áp… Hiện tượng này xảy ra chứng tỏ bệnh tình đã chuyển biến nặng và gây ra ảnh hưởng đối với thị giác.

Nguyên nhân bệnh Xuất huyết võng mạc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc nhưng đa phần đều là do người bệnh bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến mạch máu của võng mạc như: chấn thương mắt, bệnh Eales, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cận thị nặng…

Vậy bệnh xuất huyết võng mạc có gây ra nguy hiểm hay không? Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết võng mạc thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Triệu chứng bệnh Xuất huyết võng mạc

Khi bị xuất huyết võng mạc sẽ gặp phải những triệu chứng rất phổ biến như:

  • Tầm nhìn của mắt bị bóp méo
  • Mắt đỏ, đau nhức mắt, mắt mờ đi
  • Thấy ruồi bay, mạng nhện, thấy xuất hiện sương mù hoặc màu đỏ ở trong tầm nhìn của mình, ánh sáng hoặc bóng tối lóe lên nhanh chóng ở tầm nhìn ngoại vi
  • Nặng hơn có thể gây ra tình trạng mù đột ngột
  • Ngoài ra, những người bị xuất huyết võng mạc cũng sẽ có thể cảm thấy đau đầu


Những người gặp phải vấn đề về thị lực như mắt đỏ, nhìn mờ, thường xuyên cảm thấy đau nhức mắt cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa

Những đối tượng có nguy cơ bị Xuất huyết võng mạc cao

Xuất huyết võng mạch chính là một biến chứng của mình bệnh lý về mạch máu ở võng mạc. Chính vì thế, những đối tượng có nguy cơ bị xuất huyết võng mạc cao bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ bị sinh non có các mạch máu bất thường phát triển và sau đó lan rộng ở trong võng mạc cùng với vùng mô lót ở phía sau. Khi các mạch máu bất thường này bị vỡ ra sẽ gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: Khi tĩnh mạch bị tắc thì mạch máu rất dễ bị vỡ ra và dẫn đến tình trạng xuất huyết võng mạc.
  • Những người bị bệnh tăng huyết áp: Đối với những người bị tăng huyết áp, các mạch máu nhỏ ở võng mạc rất dễ bị tổn thương gây ra tình trạng chảy máu ở trong mắt, gai thị giác bị phù làm ảnh hưởng đến thị lực của những người bị mắc bệnh.
  • Người bị bệnh tiểu đường thường có hiện tượng bị tắc nghẽn vi mạch máu khiến cho máu bị rò rỉ dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy ở trong hồng cầu khiến cho võng mạc bị thiếu máu, hàng rào võng mạc bị tổn thương và gây ra tổn thương đối với võng mạc.
  • Người bị cận thị nặng: Hiện nay, cận thị là một bệnh rất phổ biến đối với những người làm văn phòng và lứa tuổi học sinh. Càng để lâu tình trạng cận thị sẽ càng nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Phòng bệnh Xuất huyết võng mạc

Những người gặp phải vấn đề về thị lực như mắt đỏ, nhìn mờ, thường xuyên cảm thấy đau nhức mắt cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị cải thiện tình trạng này.

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Xuất huyết võng mạc

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh xuất huyết võng mạc. Cụ thể các phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Kiểm tra mắt: Hãy thực hiện một số kiểm tra chức năng thị lực của mắt như bệnh nhân đó có nhìn rõ hay không và có thấy xuất hiện ruồi bay ở trong tầm nhìn hay không…
  • Chụp mạch huỳnh quang: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử  dụng thuốc nhuộm huỳnh quang để tiêm vào trong máu của người bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ có thể nhìn rõ hơn và dễ dàng kiểm tra các mạch máu ở trong võng mạc mắt.
  • Soi đáy mắt: Đây chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh xuất huyết võng mạc.

Các phương pháp điều trị bệnh Xuất huyết võng mạc

Khi thấy bản thân hoặc người thân của mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt và nghi ngờ đó là những dấu hiệu của bệnh xuất huyết võng mạc thì cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc những trung tâm y tế chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác nhất. Nếu bị bệnh xuất huyết võng mạc, các bác sĩ sẽ xem xét vị trí và mức độ tổn thương võng mạc để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Để điều trị bệnh xuất huyết võng mạc có thể sử dụng những phương pháp sau đây:

  • Tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát lại hoặc tránh xảy ra với bên mắt còn lại.
  • Sử dụng các kỹ thuật điều trị mới như: vi phẫu mạch máu, Laser, thuốc tiêm nội nhãn. Tùy theo từng trường hợp của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất trong những phương pháp nêu trên hoặc có thể là sử dụng kết hợp cả 3 phương pháp.
  • Bổ sung các loại vitamin thiết yếu như A, B, C và E để làm tăng tính bền vững của thành mạch đồng thời chữa lành những mạch máu đã bị tổn thương. Ngoài ra, nên bổ sung vào thực đơn ăn uống những loại thực phẩm có chứa nhiều axit béo có lợi cho mắt như omega-3 từ dầu cá và dầu hạt lanh.
  • Kiểm soát và điều trị những bệnh lý về mạch máu ở võng mạc như tăng huyết áp, tiểu đường để phòng tránh được biến chứng dẫn đến tình trạng xuất huyết võng mạc do các loại bệnh này gây ra.

Trên đây là một số thông tin về bệnh xuất huyết võng mạc mà trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990