Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách nhận biết tình trạng hen phế quản ở trẻ nhỏ

Cập nhật: 01/02/2020 13:54 | Người đăng: Lường Toán

Hen phế quản là một căn bệnh viêm mãn tính ở đường hô hấp. Căn bệnh này sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh sẽ cần phải nắm được cách nhận biết tình trạng hen phế quản ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết những cơn hen phế quản

Trong giai đoạn nhẹ, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn ho và thở khò khè. Đến khi bị hen phế quản sẽ vừa ho vừa thở khò khè rõ hơn, trẻ bắt đầu thở nhanh, tiếng nói bị ngắt quãng, lồng ngực bị co kéo, hố thượng đòn, hõm ức. 

Đến giai đoạn nặng trẻ sẽ khó thở, thở nặng, không bú được, chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ tình trạng lồng ngực bị co kéo, mũi ức, môi trẻ tím tái, hố thượng đòn, gặp khó khăn khi nói hoặc khóc. 

Một khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ác tính sẽ không thể nói hoặc khóc, khó thở dữ dội và nghiêm trọng hơn là có thể ngừng thở. Nếu như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trẻ sẽ rất dễ bị tử vong.


Trong giai đoạn nhẹ, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn ho và thở khò khè

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Hen là một căn bệnh di truyền. Tuy nhiên cũng cần phải có thêm những yếu tố bất lợi khác từ môi trường thì trẻ mới bắt đầu phát sinh bệnh. Có rất nhiều yếu tố có thể khiến cho bệnh hen suyễn khởi phát. Chính vì thế, chúng ta sẽ cần nắm được những yếu tố này để biết cách phòng tránh.

  • Đường hô hấp bị nhiễm virus: Đa phần tất cả các trường hợp bị hen phế quản cấp tính đều là do đường hô hấp bị nhiễm virus, số trường hợp này chiếm tới 85%. Một số loại virus thường gặp như: virus Corona, virus Rhino, virus hợp bào hô hấp…

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể gây ra tình trạng hen phế quản ở trẻ nhỏ:

  • Môi trường bị ô nhiễm do khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Chất có mùi nồng
  • Những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng: phấn hoa, nấm mốc, gián và các loại côn trùng, lông chó mèo, hóa chất trong các chế phẩm tẩy rửa gia dụng
  • Những loại thực phẩm có thể gây tình trạng dị ứng: Các loại hạt, sữa, trứng, cua, tôm, cá…
  • Vận động hoặc tập thể dục quá mức, kích động, không tiết chế được cảm xúc.

Khi trẻ bị hen phế quản nên ăn gì?

Chỉ có khoảng 5-10% trường hợp mắc bệnh hen phế quản dị ứng với những loại đồ ăn. Chính vì thế, không cần thiết phải để trẻ kiêng khem nghiêm ngặt mà chỉ nên tránh khi thực sự bị dị ứng.

Hen phế quản kèm theo dị ứng với thức ăn thường rất nặng. Do đó cần phải lưu ý để phát hiện ra trẻ có bị dị ứng với một số loại thực phẩm điển hình hay không.

Hạn chế cho trẻ ăn những loại đồ ăn có nhiều  muốn, tránh sử dụng bột ngọt khi chế biến thức ăn hoặc sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói, đóng hộp.

Chú ý quan sát trẻ để biết được trẻ dị ứng với loại thực phẩm nào để kiêng ăn và phòng ngừa tình trạng xấu có thể xảy ra. Đây là một điều cực kỳ quan trọng và cần thiết vì mỗi một trẻ đều có cơ địa riêng và có thể sẽ dị ứng với một số loại thức ăn điển hình nào đó.

Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa acid béo omega-3, vitamin C vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Nếu thiếu vitamin C cùng với môi trường bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn.


Thuốc điều trị hen phế quản được cho là an toàn nhất nếu được sử dụng đúng cách

Nếu trẻ bị hen phế quản cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Hen phế quản là một căn bệnh có thể gây ra nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ nếu như xuất hiện những cơn hen nặng mà không được xử lý kịp thời. Không những thế, khi chúng ta không kiểm soát được những cơn hen thì trẻ sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày như: khó chịu, mất ngủ, phải nghỉ học thường xuyên do các triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Tuy bệnh hen không thể điều trị khỏi dứt điểm những chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát bệnh và trẻ sẽ có thể không lên cơn hen trong một thời gian dài. Các bậc phụ huynh không được để cho trẻ tự ý dùng thuốc vì có khả năng các cơn hen sẽ tái xuất hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp hoặc khi đã trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động theo dõi thông tin và tình hình sức khỏe của con để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Trẻ có thể chơi cùng thú cưng nếu không bị dị ứng với lông và chất tiết ra của chúng. Chơi với thú cưng giúp trẻ được giải tỏa tâm lý.

Thuốc điều trị hen phế quản được cho là an toàn nhất nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, vẫn cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ theo định kỳ để kiểm soát liều lượng thuốc. Về cơ bản, thuốc điều trị bệnh hen được chia thành 2 mục đích sử dụng: cắt cơn hen và ngừa cơn hen. Nếu như đã được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản, trẻ sẽ được chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc ở nhà để có thể cắt cơn hen kịch phát. 

Cha mẹ nên chia sẻ và giải thích về tình hình của trẻ, cho bé những kiến thức, thông tin về bệnh cũng như cách phòng tránh. Bằng nhiều cách khác nhau, hãy khéo léo chia sẻ với trẻ, tránh để các bé bị tâm lý, lo lắng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Điều này cực kì quan trọng để kiểm soát các cơn hen vì nếu trẻ dùng thuốc không đúng cách hoặc dùng không thường xuyên hay tự ý bỏ thuốc thì sẽ không còn tác dụng nữa.

Có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao nếu như các cơn hen được kiểm soát tốt. Vận động và tập luyện thể thao còn rất tốt cho tim mạch và hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, cần trao đổi việc này với bác sĩ để trẻ có thể sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi tham gia hoạt động thể lực. Trong trường hợp trẻ thường xuyên xuất hiện các cơn khó thở trong và sau khi hoạt động thể chất thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ trường hợp trẻ bị hen phế quản do gắng sức.

Cha mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu khi lên cơn hen kịch phát của trẻ. Từ đó, có thể đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của các trường hợp xảy ra, xác định khi nào thì cần theo dõi tiếp, lúc nào phải nhập viện.

Nếu cần hỗ trợ trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ, cha mẹ nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về dị ứng hoặc hô hấp để được chẩn đoán và theo dõi một cách chính xác nhất.

Những phương pháp phòng tránh hen phế quản

Việc phòng tránh trẻ lên cơn hen còn phục thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh được tốt nhất cho con:

  • Không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có khả năng làm xuất hiện cơn hen như: tôm, cua, ốc...
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi ra khỏi nhà nếu thời tiết lạnh. Khi trẻ không có cơn hen thì mới tắm cho trẻ. Khi tắm, phải sử dụng nước ấm, lau người bằng khăn khô và mặc quần áo nhanh ngay khi tắm xong. Ngoài ra, nên trang bị thêm điều hòa nóng để khi tắm xong, trẻ được ở trong không khí ấm, không bị lạnh đột ngột dẫn đến cảm lạnh, nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản.
  • Khi vệ sinh phòng riêng của trẻ, dùng khăn ướt lau bụi và hút bụi bằng máy là tốt nhất.
  • Thỉnh thoảng nên phơi nắng chăn ga, gối đệm cho sạch sẽ, khô ráo.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi nên người trong gia đình tốt nhất không hút thuốc lá khi ở nhà và sử dụng các loại bếp ít khói.
  • Nghiêm túc điều trị theo tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Qua những chia sẻ về bệnh hen phế quản trong bài viết trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có thể nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của mình.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990