Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Cập nhật: 01/02/2020 13:52 | Người đăng: Lường Toán

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện, phòng ngừa được khả năng thai nhi bị suy dinh dưỡng hay sảy thai.

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai

Trong 3 tháng đầu tiên mang thai, các mẹ bầu sẽ cần phải lưu ý bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu hàm lượng axit folic có trong các loại đậu, măng tây, cam...để có thể ngăn ngừa và giảm được nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi hình thành, phát triển trong bụng mẹ. 

Ở giai đoạn mang thai, chất sắt có vai trò rất quan trọng giúp cho cả mẹ và thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu. Hàm lượng sắt có chứa nhiều ở trong những loại thực phẩm như: trứng, hải sản, cải bó xôi…

Vitamin sẽ giúp cho phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng.Vitamin B9, vitamin C chính là sự lựa chọn nên được các mẹ bầu ưu tiên vì nó sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn và rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của người mẹ.

Một chất khác có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình mang thai mà các mẹ bầu không thể bỏ qua chính là Omega 3. Những loại thực phẩm giàu omega 3 mà các mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình bao gồm: các loại hạt, thịt đỏ, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, sữa… Bổ sung đầy đủ lượng omega 3 cần thiết sẽ giúp phát triển võng mạc mắt, phát triển hệ thần kinh trung ương, đồng thời giảm tỷ lệ chậm phát triển, nhẹ cân hoặc sinh non.


 Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện

Bổ sung dinh dưỡng trong tháng đầu mang thai

Trong tháng đầu tiên mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi lớn do lượng hormone tăng lên khiến cho các mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng và thậm chí là bị chuột rút giữa đêm… Chính vì thế, phụ nữ mang thai sẽ cần phải bổ sung những món dễ ăn. Có thể ăn nhẹ vào bữa sáng để giảm thiểu tình trạng buồn nôn và khó chịu ở đường ruột. Bữa trưa và bữa tối cần bổ sung đầy đủ chất đạm có ở trong thịt cá, khoáng chất và các loại vitamin có trong các loại hoa quả, tinh bột ở trong cơm… 

Tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, cà phê, đồ ăn tái sống. Những đồ ăn có nhiều giàu mỡ cũng sẽ có thể làm tăng cảm giác bị buồn nôn và khó chịu. Chế độ ăn uống mỗi ngày nên chia thành 3 bữa chính cùng với 3 bữa phụ nhưng không nên ăn quá nó để tránh gây ra cảm giác khó chịu.

Tháng thứ 2 của thai kỳ nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Các mẹ bầu nên thay đổi thực đơn ăn uống của mình trong tháng thứ 2 của thai kỳ để tránh gây ra cảm giác không thèm ăn. Bữa sáng nên tăng cường những thực phẩm giàu protein, canxi, tinh bột như: phở, trái cây, bánh mỳ hay sữa.

Bữa trưa và bữa tối nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất đạm, chất sắt. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm của nhiều đường, chất béo và tránh ăn những loại thực phẩm tái sống.

Bổ sung dinh dưỡng trong tháng thứ 3 của thai kỳ

Trong tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu giảm bớt tình trạng ốm nghén, bớt mệt mỏi, đau bụng hay mất ngủ hơn so với tháng đầu và tháng thứ 2 của thai kỳ. Trong giai đoạn này, các mẹ nên chú ý cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình để có thể tăng cân theo đúng tiêu chuẩn trong quá trình mang thai. 

Bữa sáng nên bổ sung đầy đủ những dưỡng chất tương tự như tháng thứ 2. Bữa trưa và bữa tối cần phải tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất đạm, axit folic, canxi, sắt, vitamin. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên lưu ý không nên ăn hải sản quá 3 lần mỗi tuần, ăn nhiều trái cây để giảm tình trạng táo bón. Tránh sử dụng những loại thực phẩm đóng hộp có sử dụng chất bảo quản để tránh gây ra những tình trạng không như mong muốn.


Trong tháng thứ 3 của thai kỳ, các mẹ nên chú ý cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của mình để có thể tăng cân theo đúng tiêu chuẩn trong quá trình mang thai

Tham khảo thực đơn ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai

Các mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn ăn uống cụ thể sau đây:

Thời gian

Mẫu thực đơn 1

Mẫu thực đơn 2

Mẫu thực đơn 3

Sáng 7h

Bánh giầy nhân đậu to + Sapoche (Hồng xiêm) + viên thuốc vitamin tổng hợp

Thành phần: Bánh giầy nhân đậu to: 1 cái # 150g + Sapoche: 1 trái + 1 viên thuốc elevit cho bà bầu.

Xôi chả dưa chuột chua ngọt + sữa

Thành phần: xôi gạo nếp: #100g + Chả quế: 50g + Dưa chuột: 1/2 trái (#100g).

Bánh mì kẹp trứng + Sữa

Thành phần: Bánh mì : 1 ổ/ chiếc (100 – 150g) + Giò lụa: 1 miếng (50g) + Trứng gà: 1 quả + Dưa chuột: 1 quả (200g) + 1 ly sữa Optimum Mama Gold + 1 viên thuốc elevit cho bà bầu.

Bữa phụ 9h30

Chuối + sữa

Thành phần: Chuối tiêu: 1 trái 100g + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Cháo + nho ngọt

Thành phần: Cháo: 1 bát to + tim lợn: #50g + Cật lợn: #50g + nho ngọt: 7 quả.

Ngô/bắp luộc + Bưởi.

Thành phần: 1 trái bắp/ ngô luộc: + Bưởi: 3 múi vừa (# 200g).

Bữa trưa 12h

Cơm + chả mực + lòng gà xào mướp + canh rau cải nấu cá rô đồng + Chôm chôm.

Thành phần: Cơm gạo tẻ: 2 chén cơm vừa + mực: 150g + Lòng gà: cả bộ: #100g + Cá rô đồng: # 50g + Mướp: #100g + chôm chôm: 4 trái.

Cơm + cá diêu hồng chiên sốt cà + Nấm hương tươi xào ngồng cải + Canh sườn nâu.

Thành phần: Cơm: 2 chén + Nấm hương tươi: # 50g + Ngồng cải: # 100g + cà chua: 1 trái

Cơm + Tôm rang + Thịt gà kho gừng + Canh mướp nấu.

Thành phần: Cơm: 2 chén + Tôm rang: 10 con tôm đồng to (# 50g) + Thịt gà kho gừng: #100g (3 miếng bằng bao diêm) + Canh mướp: 1 bát (#150g rau)

Bữa phụ 15h

Khoai lang + sinh tố cà rốt.

Thành phần: khoai lang: 1 củ (# 100g) + cà rốt: 200g

5 trái vải + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Bánh bao + sữa

Thành phần: Bánh bao: #50g (1 cái bánh bao) + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Bữa tối 18h

Cơm + thịt bò xào cần tỏi + Trứng gà luộc + thịt lợn chiên xù + rau muống xào tỏi + Nước canh.

Thành phần: Trứng gà ta: 2 quả + Thịt lợn: # 50g + Rau muống: 100g thịt bò: 100g; rau Cần: 200g

Cơm + tôm chiên giòn + Nhộng rang lá chanh + Canh ngao nấu dọc mùng. Chuối.

Thành phần: Cơm: 2 chén + tôm biển: 3 con to (# 50g) + Nhộng: 50g. Ngao: 50g thịt ngao. Dọc mùng: 200g + Cà chua: 1 trái + chuối tiêu: 1 quả: 60g

Cơm + Thịt chân giò luộc + đậu phụ chiên giòn + Canh rau ngót thịt băm + Chuối tiêu

Thành phần: Cơm: 2 chén cơm + Thịt chân giò heo/lợn: # 100g (10 miếng) + đậu phụ: 100g + canh rau ngót thịt bằm: 100g rau ngót + 50g thịt băm + Chuối tiêu.

Bữa phụ 20h

Bánh mì pate + chả + Sữa.

Thành phần: pa-tê: 2 muỗng canh + chả lợn: 2 lát + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Nộm thịt bò khô su hào cà rốt sữa.

Thành phần: Thịt bò khô: + Su hào + cà rốt bào sợi: 100g + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Xúc xích + Táo tây.

Thành phần: xúc xích: 1 chiếc (25g) + táo tây: 1/2 trái (50g)

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai

Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai, các mẹ bầu sẽ cần phải tránh và hạn chế những loại thực phẩm sau đây:

  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm…
  • Rượu, bia và các chất kích thích khác…
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm tái sống, nhiễm độc.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp cho các bạn có thể tham khảo và bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp cho cả mẹ và thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990