Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các triệu chứng và cách xử trí sốc phản vệ

Cập nhật: 04/11/2019 15:28 | Người đăng: Lường Toán

Sốc phản vệ là một tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, các bạn cần phải nắm được những triệu chứng và cách xử lý sốc phản vệ để bảo vệ những người xung quanh cũng như chính bản thân mình.


Sốc phản vệ chính là một phản ứng dị ứng có thể khiến cho người bệnh bị hôn mê và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ chính là một phản ứng dị ứng có thể khiến cho người bệnh bị hôn mê và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này sẽ xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, nhựa hoặc nọc độc của côn trùng. Phản ứng sốc phản vệ có thể diễn ra trong khoảng vài giây hoặc vài phút sau khi người bệnh tiếp xúc cùng với tác nhân gây dị ứng. Huyết áp của người bệnh sẽ bị giảm đột và không thể thở được bình thường do đường thở bị tắc. Khi bị sốc phản vệ cần phải nhanh chóng đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Xung quanh cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều tác nhân có thể gây ra dị ứng. Tác nhân phổ biến nhất có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ bao gồm:

  • Một số loại thuốc điều trị bệnh, phổ biến nhất là Penicillin
  • Các loại thực phẩm: sữa, trứng, động vật có vỏ, cá, lúa mì, các loại hạt (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), đậu phộng…
  • Bị một số loại côn trùng cắn như: ong vàng, ong mật, ong bắp cày, kiến lửa.

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra tình trạng sốc phản vệ phổ biến cũng có một số nguyên nhân ít gặp hơn như: 

  • Mủ cao su;
  • Tập thể dục: như tập thể dục nhịp điệu, ăn trước khi tập thể dục, tập thể dục khi thời tiết nóng, lạnh hay ẩm ướt.
  • Thuốc: aspirin, ibuprofen, naproxen, chất tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong một số cận lâm sàng hình ảnh dùng tia X;

Dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ

Ngay sau khi dùng thuốc, thử test, truyền dịch, côn trùng đốt, ăn đồ ăn lạ khoảng 30 phút có thể gặp phải tình trạng sốc phản vệ. Cần phải nhận biết được dấu hiệu của sốc phản vệ để tiến hành cấp cứu kịp thời tránh trường hợp người bệnh bị tụt huyết áp và suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu sốc phản vệ lâm sàng

Biểu hiện của sốc phản vệ rất đa dạng và thay đổi theo từng mức độ của sốc, mức độ nhạy cảm của cơ thể, số lượng cũng như tốc độ hấp thụ các chất lạ, các chất kháng nguyên vào trong cơ thể.

Những dấu hiệu nhận biết sớm sốc phản vệ là: khó thở, bồn chồn, hốt hoảng, thanh quản bị phù nề, nhịp tim nhanh, suy tim cấp, trụy mạch.

Các dấu hiệu sốc phản vệ thường gặp:

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy;
  • Mạch nhanh và yếu;
  • Khó thở;
  • Cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng;
  • Da nóng;
  • Phản ứng ở da, bao gồm ngứa, da đỏ hay tái;

Thông thường, thời gian diễn biến của sốc phản vệ sẽ kéo dài khoảng vài giây cho đến 30 phút, tốc độ diễn biến càng nhanh thì tiên lượng của người bệnh sẽ càng xấu.

Diễn biến của sốc phản vệ

Diễn biến của tình trạng sốc phản vệ thường được chia ra làm 3 mức độ khác nhau là: mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng. Mỗi mức độ khác nhau sẽ có triệu chứng nhận biết khác nhau.

Sốc phản vệ mức độ nhẹ

Khi bị sốc phản vệ ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có biểu hiện 

  • Lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt. Có một số trường hợp xuất hiện những vết mày đay ở trên da, nổi mẩn ngứa, ho, buồn nôn, nôn, khó thở, đau quặn vùng bụng, cảm thấy người mệt mỏi, đi nặng đi nhẹ không tự chủ.
  • Nghe ở phổi có tiếng ran ngáy, ran rít giống như bị hen phế quản, không nghe rõ nhịp tim đập.
  • Tụt huyết áp, tim đập nhanh (khoảng 130-150 lần/phút), thỉnh thỏa có ngoại tâm thu.

Sốc phản vệ ở mức độ trung bình

Biểu hiện của những người bị sốc phản vệ ở mức độ này chính là: 

  • Choáng váng, hoảng hốt, ngứa ran, sợ chết, nổi mày đay khắp cơ thể, khó thở, co giật, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, đôi khi bị hôn mê.
  • Môi thâm, da tái nhợt, đồng tử giãn, niêm mạc tím tái.
  • Không đo được huyết áp, mạch nhỏ nhanh khó bắt, tiếng tim đập yếu.

Sốc phản vệ ở mức độ nặng

Sốc phản vệ ở mức độ nặng thường gặp ở ngay trong những phút đầu tiên, diễn biến rất nhanh chóng khiến cho người bệnh bị hôn mê, ngạt thở, da tím tái, không đo được huyết áp, co giật và có thể sẽ bị tử vong ngay sau vài phút.

Nếu đo được áp lực động mạch phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm đều thấp. Sốc phản vệ ở mức độ nặng sẽ biểu hiện rất rõ ràng tình trạng bị thiếu oxy máu, thể tích tuần hoàn giảm dẫn đến tình trạng giảm co bóp tim và toan lactic. 

Sốc giảm thể tích khi bị sốc phản vệ chính là tình trạng bị mất máu vào trong những khoang chứa ở ngoài thành mạch, giãn mạch, co bóp cơ tim bị giảm. Chính vì thế, yếu tố chính khi cấp cứu sốc phản vệ chính là cấp cứu sốc giảm thể tích.

Cũng nhiều trường hợp bị sốc phản vệ với tốc độ diễn biến trung bình, người bệnh sẽ có những triệu chứng như: ngứa ngáy khắp cơ thể, nóng ran, ù tai, mệt mỏi, mắt đỏ, ngứa mũi, chảy nước mắt, ho khan, khó thở và đau quặn ở vùng bụng.

Khi bác sĩ khám lâm sàng có thể phát hiện: Phù nề ở vành tai và mi mắt, sung huyết ở dưới da, viêm kết mạc dị ứng, nổi mày đay, viêm mũi, ran ngáy khắp phổi, tim đập nhỏ, mạch nhanh, tụt huyết áp. Sau đó có thể xuất hiện những dấu hiệu: đồng tử không phản ứng với ánh sáng, ý thức lơ mơ hoặc rơi vào trạng thái hôn mê. 

Đáng chú ý nhất chính là những biến chứng có thể diễn ra sau khi bị sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm cầu thận, viêm thâm. Những biến chứng này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tình trạng tử vong.

Trên thực tế, cũng có những trường hợp bị sốc phản vệ đã được điều trị nhưng trong khoảng 1-2 tuần sau đó mới xuất hiện tình trạng phù Quincke, hen phế quản, mày đay tái phát nhiều lần, đôi khi có thể xuất hiện những bệnh tạo keo như: viêm nút quanh động mạch, Lupus ban đỏ hệ thống…


Sốc phản vệ ở mức độ nặng thường gặp ở ngay trong những phút đầu tiên dễ dẫn đến tử vong

Cách nhận biết sốc phản vệ khi truyền dịch

Khi người bệnh tiêm truyền tại nhà hoặc cơ sở y tế có thể sẽ gặp phải tình trạng bị sốc dịch truyền, những biểu hiện rất rõ ràng của tình trạng này là: vã mồ hôi, rét run, sắc mặt tái nhợt, khó thở, mạch nhanh…

Khi thấy bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng sốc phản vệ trên thì cần phải dừng truyền dịch, nhanh chóng ủ ấm cho người bệnh đồng thời báo ngay cho bác sĩ điều trị để tìm được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Dưới đây là những trường hợp cụ thể và cách xử lý đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

  • Dịch truyền không chảy được
  • Phồng nơi tiêm
  • Phù phổi cấp

Các phương pháp Y tế chẩn đoán sốc phản vệ

Để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sốc phản vệ, các bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi sau đây: 

  • Các loại thuốc mà người bệnh đã dùng
  • Những thực phẩm đã ăn trong thời gian gần đây
  • Tiền sử bị dị ứng khi tiếp xúc với mủ cao su
  • Người bệnh có bị côn trùng cắn hay không?

Sau đó, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để chẩn đoán tình trạng dị ứng. Các bạn nên giữ lại một danh sách chi tiết về những gì đã ăn để hỗ trợ các bác sĩ trong việc hỗ trợ tình trạng của bạn.

Khi thực hiện xét nghiệm có thể loại trừ được những tình trạng sức khỏe khác có triệu chứng tương tự. Một số vấn đề về sức khỏe có triệu chứng tương tự số phản vệ như: 

  • Rối loạn co giật;
  • Vấn đề tim hoặc phổi;
  • Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như hoảng loạn;
  • Tăng sản tương bào, đây một rối loạn hệ thống miễn dịch;
  • Một tình trạng khác không phải dị ứng mà có thể gây đỏ bừng da hoặc triệu chứng da khác.

Những phương pháp điều trị sốc phản vệ

Để điều trị sốc phản vệ, bác sĩ có thể sẽ dùng những loại thuốc kết hợp với các kỹ thuật y tế sau đây:

  • Thở Oxy.
  • Một thuốc đồng vận beta (ví dụ như albuterol): làm giảm các triệu chứng hô hấp;
  • Thuốc kháng histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch: làm giảm viêm đường dẫn khí và cải thiện khả năng thở;
  • Epinephrine (adrenaline): làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể;

Những thói quen sinh hoạt hạn chế sốc phản vệ

Hãy đảm bảo thực hiện một lối sống lành mạnh để phòng tránh được những cơn sốc phản vệ. Một số thói quen mà các bạn nên thực hiện như:

  • Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.
  • Thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần;
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn trước khi họ kê toa;
  • Mang theo prednisone hay các thuốc kháng histamin;
  • Mang theo ống tiêm Epinephrine tự động ( nếu có thể);
  • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng;

Trên đây chính là những thông tin về tình trạng sốc phản vệ mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn nắm được kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990