Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến đối ở cả trẻ em và người lớn. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể điều trị bệnh quai bị. Chính vì thế, mọi người cần phải nắm được dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở người lớn để có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách khiến cho bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm.
- Cách giảm mồ hôi nách hiệu quả tại nhà
- Tại sao trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng trên mặt?
- Cách trị bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà
Bệnh Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Mumps (virus quai bị ) gây ra. Đây là một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae. Loại virus này có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể. Chúng có thể sống khoảng 30-60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200C, nếu ở nhiệt độ trên 560C hoặc dưới những sự tác động của hóa chất thì chúng sẽ bị tiêu diệt rất nhanh chóng.

Nguyên nhân bị bệnh quai bị
Bệnh quai bị thường bị lây thông qua đường hô hấp và thời gian dễ lây bệnh chính là khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh hay khoảng 6 ngày sau khi các triệu chứng đã biến mất. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác thông qua dịch tiết và nước bọt ở mũi họng có chứa virus, khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện, ho, khạc nhổ…
Những triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh quai bị
Những người bị mắc bệnh quai bị sẽ thường có những dấu hiệu rất phổ biến sau đây:
- Đau đầu;
- Chán ăn;
- Sốt cao đột ngột;
- Buồn nôn, nôn;
- Mệt mỏi;
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân;
- Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
- Sai khi bị sốt khoảng 1-3 ngày, tuyến nước bọt sưng to, đau nhức, có thể sưng ở 1 bên hoặc cả 2 bên khiến cho mặt của nạn nhân bị biến dạng, khó nhai và khó nuốt thức ăn. Đây chính là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.
Những biến chứng của bệnh quai bị
Nếu những người mắc bệnh quai bị không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng của bệnh quai bị rất dễ gặp phải:
- Viêm não, viêm màng não
- Viêm cơ tim
- Viêm tụy cấp tính
- Nhồi máu phổi: nguyên nhân dẫn đến biến chứng này chính là do những khối huyết từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt
- Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ cảm thấy bị đau bụng, rong kinh (đối với phụ nữ). Đặc biệt, nếu như phụ nữ đang mang thai bị mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu rất có thể sẽ bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Viêm tinh hoàn và điều đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, những biến chứng này có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh gặp phải biến chứng teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%
Thông thường, những người lớn bị mắc bệnh quai bị sẽ có tiến triển nặng hơn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù tỷ lệ xảy ra biến chứng rất thấp nhưng lại rất nguy hiểm, các biến chứng không chỉ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản mà còn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tính mạng của người bệnh.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh quai bị
Cách điều trị bệnh quai bị
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh quai bị, các phương pháp điều trị chủ yếu chỉ mang tính hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và giúp cho người bệnh phòng ngừa được các biến chứng của bệnh.
- Khi thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng mang tai thì nên đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh vì có thể tình trạng viêm tuyến nước bọt không nhất thiết là do virus quai bị gây ra mà còn có thể do những loại vi khuẩn khác.
- Có thể chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng, đau.
- Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải đã mất đi, tốt nhất nên sử dụng Oresol
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm nhẹ các triệu chứng
- Khi nghi ngờ bị bội nhiễm cần phải dùng kháng sinh và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều gia vị, thực phẩm cứng, thức ăn cay nóng hoặc chứa nhiều acid. Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt như các loại súp, cháo…
- Người bệnh sẽ cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên tiếp xúc với những người có nguy có lây nhiễm bệnh cao như thanh thiếu niên và trẻ em.
- Với những trường hợp nam giới bị mắc bệnh quai bị có dấu hiệu bị viêm tinh hoàn và nữ giới có dấu hiệu bị viêm buồng trứng cần phải vào bệnh viện ngay để được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ, tránh để lại những hậu quả khôn lường.
Các biện pháp phòng tránh bệnh quai bị
Để phòng tránh bệnh bệnh quai bị, chúng ta cần phải tuân thủ theo những hướng dẫn sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch có tác dụng kháng khuẩn
- Thường xuyên vệ sinh các thân sạch sẽ
- Luôn giữa môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân
- Tránh tiếp xúc trực tiếp cùng với người bị mắc bệnh quai bị
- Nên đeo khẩu trang khi ở những chỗ đông người hoặc ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh cao như bệnh viện.
- Biện pháp phòng bệnh quai bị nhất hiện nay chính là tiêm phòng vắc xin quai bị. Loại vắc xin đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là vắc xin vi khuẩn sống nhưng đã được làm giảm bớt động lực và không có khả năng gây ra bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với nhiều cơ quan y khoa tại các nước phát triển trên thế giới đều khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng để phòng chống bệnh quai bị. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp cùng với các loại vắc xin khác là vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng cho trẻ nhỏ. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ đang có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.
- Người lớn: tiêm 1 liều duy nhất 0.5ml bằng cách tiêm bắp tay
- Trẻ em: khi trẻ được 12 -18 tháng tuổi sẽ tiêm mũi thứ nhất, khi trẻ khoảng từ 3-5 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học sẽ tiêm mũi thứ 2, 2 mũi nên được tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Khi trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tiêm vắc xin quai bị nên các bậc phụ huynh đừng lo lắng nếu đã bỏ lỡ mất các mốc thời điểm trên.
- Đối với những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Cần tránh mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin. Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị-sởi-rubella.
Trên đây chinh là những thông tin cơ bản về bệnh quai bị và dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở người lớn mà ban tư vấn Cao đẳng Y Dược HCM đã tổng hợp lại. Hãy đảm bảo rằng bản thân mình nắm được hết những kiến thức này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu xung quanh.