Liệt hai chi dưới nguyên nhân do sự tổn thương thần kinh trung ương ở bó tháp tủy sống. Điều trị hội chứng này không dễ dàng, cần phải kết hợp điều trị triệu chứng, nguyên nhân và kết hợp phục hồi chức năng liệt hai chi dưới. Trong chuyên mục bài viết dưới đây, chúng ta cần phải tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
1. Nguyên nhân gây liệt hai chi dưới
Liệt hai chi dưới là tình trạng bị giảm cảm giác và vận động ở hai chân, khiến cho người bệnh mất khả năng vận động bằng chân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá phổ biến:
- Do chấn thương tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, hoặc do chiến tranh và bạo lực xã hội.
- Do một số bệnh của tủy sống như u tủy sống, viêm tủy cắt ngang, hoặc lao cột sống.
- Một số biến dạng trong tư thế vẹo cột sống, cột sống gù, thoát vị đĩa đệm vào trứng chiên ở tuỷ sống.
- Do bệnh về máu như huyết khối mạch tủy và bệnh về mạch máu.
- Có thể do bệnh từ thầy thuốc gây nên: X - Quang cột sống có cản quang, sau phẫu thuật, sơ cứu chấn thương cột sống, …
Theo đó khi phát hiện người bệnh bị liệt hai chi dưới, ngoài phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì cần phải kết hợp Kỹ thuật phục hồi chức năng liệt hai chi dưới để bệnh nhân sớm bình phục nhanh nhất.
Tham khảo về các bài tập Phục hồi Chức năng sau gãy xương cẳng chân tại nhà
2. Các kỹ thuật phục hồi chức năng liệt hai chi dưới an toàn
2.1. Giai đoạn 1: Chăm sóc người bệnh liệt hai chi dưới tại bệnh viện
Công tác chăm sóc và phục hồi chức năng liệt hai chi dưới gồm những công việc dưới đây:
- Tìm nguyên nhân và điều trị nguyên nhân cho người bệnh.
- Chăm sóc vùng bị tì đè nhiều nhằm phỏng loét nhất là các vùng sát da dưới đây:
- Người bệnh được đặt trên đệm mềm, dày như đệm hơi hoặc đệm cao su.
- Phần da dưới xương tránh tỳ xuống giường bằng cách đặt gối mềm bên dưới.
- Lấy một miếng vải để đạt dưới người bệnh sau đó lăn trở người bệnh, nên thay đổi tư thế 2-3 giờ một lần.
- Vệ sinh nơi ở người bệnh sạch sẽ, khô thoáng trên da và giường.
- Người bệnh cần được bổ sung chất dinh dưỡng, giàu đạm bao gồm thịt, trứng cùng với các vitamin.
- Theo dõi người bệnh thường xuyên nhằm để phát hiện những dấu hiệu có nguy cơ loét da đỏ ở người bệnh mà không mất đi sau 15 phút.
- Xoa bóp và cử động bệnh nhân thường xuyên nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc đường tiêu hoá
Với bệnh nhân bị liệt hai chân do tai nạn thường gặp những triệu chứng liệt ở dạ dày và liệt ruột. Để phục hồi chức năng liệt hai chi dưới thì hãy cho người bệnh nhịn ăn kết hợp truyền dịch theo đường tĩnh mạch, đất sonde dạ dày.
Sau 2-3 ngày điều trị mà có nhu động ruột, thì hãy cho người bệnh ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời bổ sung đủ trên 2 lít nước/ ngày.
Ngoài ra, cần phải đánh giá về tình trạng của ruột và phân qua đó điều chỉnh về quá trình luyện tập với chế độ ăn uống phù hợp.
- Chăm sóc đường tiết niệu
- Theo dõi người bệnh những ngày đầu xem có căng bàng quang không, nếu có thì hãy đặt sonde bàng quang ngay.
- Người bệnh nên uống nhiều nước hàng ngày, nhất là nước hoa quả.
- Đặt người bệnh đang tư thể và tập thụ động
- Người bệnh được đặt trong tư thế đầu và cột sống thuận lợi, không gây chèn ép hay tổn thương thận.
- Tay và chân người bệnh cần được đặt đúng tư thế nhằm đề phòng co rút.
- Người bệnh tập thụ động theo tâm hoạt động của khớp.
- Vận động hai tay tự do và có đề kháng bằng lò xo hoặc tay...
- Vận động thụ động hai chân.
- Tập mạnh ở thân mình.
- Chăm sóc đường hô hấp
- Vỗ rung sau lưng để giải thoát đờm dãi và dẫn lưu tư thế .
- Tập thở.
- Để phòng tắc mạch huyết khối.
Người bệnh nên hoạt động tích cực bằng cách vận động đồng thời xoa bóp các chi.
Tìm hiểu thêm Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người
2.2. Giai đoạn hai: Phục hồi chức năng liệt hai chi dưới tại viện hoặc tại nhà
Ở giai đoạn này thì người bệnh học cách thích ứng với tình trạng cơ thể, sử dụng các chức năng còn lại đồng thời biết cách ngăn ngừa các biến chứng.
- Hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc da: lau da hàng ngày và kiểm tra, phát hiện nguy cơ gây loét.
- Chăm sóc đường tiết niệu
Người bệnh có thể được phục hồi chức năng bàng quang bao gồm bàng quang tự quản và bàng quang phản xạ hoặc đặt sonde bàng quang.
Hướng dẫn bệnh nhân tự đặt sonde tiểu: Trường hợp xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì hãy cho người bệnh sử dụng kháng sinh điều trị bệnh.
- Chăm sóc đường ruột
- Hỗ trợ người bệnh tập luyện thói quen đại tiện như bình thường
- Kích thích đại tiện bằng thuốc đạn hoặc đeo găng tay.
- Người bệnh có thể tự đeo găng để móc phân ra.
- Tập sức mạnh các cơ và tập luyện di chuyển.
- Tự chăm sóc bản thân về ăn uống, vệ sinh hàng ngày.
- Tập di chuyển với xe lăn.
- Tập di chuyển với các dụng cụ hỗ trợ: nẹp, nạng, thanh song song,...
2.3. Giai đoạn ba: tái hòa nhập vào xã hội và cộng đồng.
Ở giai đoạn này, người bệnh đã được tiến triển tốt, được thích nghi với môi trường, có công ăn việc làm và hòa nhập với gia đình và xã hội. Cần phải phục hồi chức năng liệt hai chi dưới cho người bệnh cụ thể dưới đây.
- Tạo điều kiện để bệnh nhân liệt hai chi dưới có thể đi lại dễ dàng.
- Thiết kế giường có chiều cao phù hợp.
- Bố trí nhà bếp, nhà vệ sinh phù hợp
- Tìm công ăn việc làm thích hợp giúp người bệnh kiếm sống.
- Tham gia mọi sinh hoạt của gia đình và xã hội.
Nhằm để phục hồi chức năng liệt hai chi dưới cần phải đảm bảo thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Qua đó sẽ ngăn ngừa tối đa những thương tật thứ cấp có thể xảy ra đồng thời giúp cải thiện phần nào về tình trạng chức năng của cơ thể. Bên cạnh đó, cần phải có sự hướng dẫn và giúp đỡ từ phía gia đình trong quá trình luyện tập nhằm mang lại hiệu quả đạt được tối đa.
Xem thêm Phương pháp điều trị và phục hồi chức năng đứt gân gót chân
3. Phòng ngừa tổn thương tủy sống gây liệt hai chi dưới
Tổn thương tủy sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe, bởi vậy bạn cần phải chú ý việc phòng ngừa trong lao động và sinh hoạt bao gồm:
- Luôn luôn giữ vững đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động, sinh hoạt, điều khiển giao thông, tập luyện thể thao.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm nhằm kịp thời phát hiện những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đồng thời làm tổn thương tủy sống.
- Nắm được hậu quả khi tổn thương tủy sống, qua đó hướng dẫn bệnh nhân về cách sơ cứu đúng nhằm giúp phòng ngừa đồng thời để hạn chế những tổn thương thứ phát.
- Phục hồi chức năng liệt hai chi dưới gồm 3 giai đoạn: Ngay khi phát hiện chấn thương, giai đoạn giữa cho đến khi hội nhập từ đó giúp sớm đưa người bệnh trở lại cuộc sống bình thường với chất lượng và sức khỏe tốt nhất.
4. Học Kỹ thuật Phục hồi Chức năng liệt hai chi dưới ở đâu?
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực với ngành Y tế hiện nay thì các sinh viên ngành Y Dược đang có lợi thế rất lớn tìm công việc phù hợp. Trước những cơ hội và nhu cầu của thí sinh thì Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng với điều kiện xét tuyển rất đơn giản:
- Thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT
- Thí sinh có sức khỏe tốt, có lý lịch trong sạch
- Không vi phạm pháp luật hay trong thời gian thi hành án
Ngành Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng nói riêng và hệ Cao đẳng Y Dược tại trường thực hiện theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo với thời gian học trong 3 năm.
Trong thời gian này, sinh viên vừa kết hợp học lý thuyết trên giảng đường, thực hành ngay tại trường, thực tập ở bệnh viện. Môi trường học chuyên nghiệp này sẽ giúp các bạn sinh viên vững kiến thức, nâng cao tay nghề để phục vụ công việc sau này.
Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy nhanh tay đăng ký thông tin online TẠI ĐÂY nhé.
Bài viết này Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp các bài tập phục hồi chức năng liệt hai chi dưới an toàn và hiệu quả với người bệnh. Theo đó thì bệnh nhân phải được kết hợp các phương pháp điều trị với phục hồi chức năng sớm để trở về cuộc sống bình thường. Chúc bạn sức khỏe!