Phục hồi đứt gân gót gân là biện pháp được áp dụng sau phẫu thuật ở người bệnh. Đây là bài tập cần thiết để cải thiện chức năng đi lại của đôi chân, hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đứt gân gót chân là gì?
Đứt gân gót chân là một tổn thương gây ảnh hưởng đến mặt sau của cổ chân, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là khi chơi thể thao. Gân gót chân là một cấu trúc gân rất khỏe và chắc chắn nhằm kết nối các cơ sau bắp chân và xương gót.
Gân gót chân rất quan trọng trong việc di chuyển, các hoạt động, chạy, nhảy, bật cao và bật xa. Gân gót chân cử động rõ ràng nhất khi đứng chịu lực bằng mũi ngón chân là khi đứng kiễng hoặc nhón chân.
Nếu như chịu áp lực căng quá mức thì sẽ bị đứt hoặc rách gân gót chân một phần hoặc có thể hoàn toàn.
Có thể bạn muốn biết tới Bài tập phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước
2. Phương pháp điều trị và phục hồi đứt gân gót chân
Theo các bác sĩ chuyên khoa để điều trị đứt gân gót chân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu lao động, độ tuổi của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
Với người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động nhiều hơn, nhất là các vận động viên. Người bệnh có xu hướng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, nhằm để phục hồi đứt gân gót chân.
Với bệnh nhân lớn tuổi, ít nhu cầu vận động, chống chỉ định phẫu thuật thì có khả năng chọn điều trị bảo tồn không mổ.
2.1. Điều trị đứt gân gót chân bằng phương pháp nào?
2.1.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phục hồi đứt gân gót chân như sau:
- Người bệnh có thể đi lại không tì lực với nạng;
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ;
- Chườm lạnh lên vùng bị chấn thương;
- Trong 3-4 tuần đầu tiên thì phải hạn chế cử động cổ chân. Người bệnh có thể bó bột hoặc đi bằng giày có đệm gót với bàn chân gập về phía gan chân theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật có ưu điểm rất tốt là có thể tránh được những rủi ro liên quan đến phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là tăng khả năng gân không liền hoặc đứt lại. Đồng thời cũng sẽ mất nhiều thời gian trong quá trình hồi phục.
2.1.2. Phương pháp điều trị không xâm lấn
Ở một số trường hợp, người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó khi đi lại cần sự trợ giúp của nạng kết hợp với việc tập luyện cũng như chườm đá nhằm giúp điều trị chấn thương tốt hơn.
2.1.3. Điều trị phẫu thuật
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm phục hồi đứt gót chân. Người bệnh sẽ được thực hiện bằng việc rạch một đường mổ phía sau gót chân sau đó sẽ khâu phục hồi phần gân rách. Với bệnh nhân mất đoạn gân lớn thì sẽ được tái tạo để gia cố, hoặc có thể được ghép đoạn bằng các gân khác.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại sẽ giúp khâu phục hồi gân gót qua da nhanh chóng và hiệu quả hơn. Phương pháp này có ưu điểm là vết sẹo nhỏ, ít đau, thẩm mỹ và giảm biến chứng hơn so với mổ mở tuy nhiên vẫn đem lại hiệu quả tương tương.
Phẫu thuật phục hồi đứt gân gót chân được xem là kỹ thuật phẫu thuật ít xâm lấn, qua đó giúp làm giảm thiểu rủi ro xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm
2.2. Phục hồi chức năng đứt gân gót chân an toàn và hiệu quả
2.2.1. Bài tập phục hồi đứt gót chân
Sau điều trị đứt gân gót chân thì bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp tăng cường khả năng chịu lực với cơ bắp chân. Thường người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khoảng từ 4-6 tháng phẫu thuật. Tuy nhiên cần phải duy trì rèn luyện sức bền đồng thời tăng cường sự ổn định sau phẫu thuật được xem là điều quan trọng.
2.2.2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Thành phần tạo nên gân kết nối giữa xương và cơ là collagen chiếm khoảng 85%. Bởi vậy để phục hồi đứt gân gót chân thì phải bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cùng với các chất dinh dưỡng đa lượng, quan trọng nhất là protein. Điều đó quyết định đến phần lớn khả năng phục hồi, chữa lành vết thương.
Bên cạnh đó, bạn cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm giúp củng cố sự dẻo dai cho gân và cải thiện tình trạng gân bị đứt. Collagen được biết đến là một loại protein, được tạo ra từ axit amin chính là glycine và proline. Người bệnh nên bổ sung thành phần gelatin, thịt gà, đậu nành với pho mát (glycine). Ngoài ra có thể ăn măng tây, bơ để hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt nhất.
Người bệnh nên bổ sung thêm loại axit amin Leucine trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh đứt gân gót chân. Loại axit amin này giúp kích thích trực tiếp sự hình thành gân. Người bệnh nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm như: hạnh nhân, đậu lăng, cá ngừ, pho mát, sữa, cá tuyết và whey protein.
Nên tìm hiểu về các bài tập phục hồi Chức năng sau gãy xương cẳng chân tại nhà
3. Học Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng vươn xa ước mơ
Với phương pháp phục hồi chức năng đứt gân gót chân không phải dùng thuốc ở trên, cho thấy tầm quan trọng của ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng trong ngành Y Tế. Người bệnh sẽ phục hồi lâu dài mà không gặp phải tác dụng phụ so với phương pháp điều trị khác.
Nếu có nguyện vọng học ngành này thì các bạn hãy tham khảo điều kiện xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng năm nay cực kỳ đơn giản:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
- Thí sinh không vi phạm pháp luật hay đang nằm trong thời gian thi hành án.
- Thí sinh có sức khỏe tốt đảm bảo không bị gián đoạn thời gian học.
Trở thành ngành mũi nhọn trong hệ thống Y Dược hiện nay thì việc đăng ký ngành này mở ra cơ hội cực kỳ tốt theo đuổi công việc yêu thích. Không chỉ vậy, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chú trọng đào tạo ngành này nhằm mang đến chất lượng học tập tốt nhất.
Ngoài ra trường còn xét tuyển với 3 ngành học khác như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng và Trung cấp Y học Cổ truyền…đều với hình thức tuyển sinh đơn giản ở trên. Thời gian đào tạo hệ Cao đẳng nói chung trong vòng 3 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cao đẳng chính quy, có thể ra trường làm việc hoặc liên thông lên Đại học theo nhu cầu.
Phương pháp phục hồi đứt gân gót chân được ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trên đây hi vọng sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi để được giải đáp nhé!