Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bài tập Phục hồi Chức năng sau gãy xương cẳng chân tại nhà

Cập nhật: 10/01/2023 16:24 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Các chuyên gia khuyến cáo nên phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân sớm để người bệnh phục hồi và lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Hãy xem các bài tập phương pháp phục hồi chức năng gãy xương cẳng chân chi tiết ở bài viết này.

Gãy xương cẳng chân do tai nạn giao thông, chơi thể thao hay tai nạn lao động... không hề hiếm gặp hiện nay. Người bệnh sẽ được điều trị bằng bó bột, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp đinh khiến cho bệnh nhân bị giảm khả năng vận động.

1. Các di chứng do gãy xương cẳng chân gây ra

Gãy xương cẳng chân có thể gây ra sự tổn thương đa dạng và phức tạp. Trường hợp bệnh nhân bị gãy, dập xương không chỉ làm tổn thương đến xương mà còn ảnh hưởng đến các cơ, phần mềm hay dây chằng… Tùy vào tình trạng ở mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định bó bột hoặc mổ kết hợp xương bằng đinh, nẹp sau đó hãy khâu lại phần mềm bị rách, dập.

Chấn thương cẳng chân do thể thao, lao động khá phổ biến
Chấn thương cẳng chân do thể thao, lao động khá phổ biến

Người bệnh sẽ được cố định xương giúp cho ổ gãy xương liền vững. Trong thời gian này thì bạn không được vận động tại vị trí tổn thương, khiến cho người bệnh bị giảm cảm giác với những biểu hiện teo cơ, cứng khớp đồng thời còn làm giảm chức năng vận động sinh hoạt.

Có trường hợp bị gãy xương đau nên rất ngại vận động, đó là nguyên nhân bị loét do tỳ đè lâu ngày, thậm chí gây nhiễm khuẩn tắc mạch chi, hô hấp và làm giảm phản xạ đại tiểu tiện... Những triệu chứng này thường xuất hiện ở người cao tuổi.

Bởi vậy, sau điều trị gãy xương cẳng chân thì người bệnh cần cố gắng, kiên trì tập luyện để phục hồi chức năng các khớp. Đồng thời duy trì sức cơ nhằm tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, gia tăng chuyển hóa, thư giãn cơ đồng thời giúp làm tăng tỷ lệ liền xương và thời gian phục hồi chức năng vận động.

Có thể bạn đang muốn quan tâm tới: Kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chậu cho bệnh nhân

2. Nguyên tắc tập các bài tập phục hồi chức năng gãy xương

  • Tạo điều kiện để quá trình liền xương với các tổ chức phần mềm xung quanh;
  • Có biện pháp làm giảm đau, giảm sưng tấy,ngăn ngừa hội chứng đau vùng, chống dính khớp,  chống rối loạn tuần hoàn;
  • Duy trì khả năng vận động khớp và ngăn ngừa teo cơ;
  • Phục hồi chức năng hoạt động của bàn tay, chân sau thời gian dài bất động.

3. Các phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân

3.1 Dùng nhiệt giảm đau

  • Chườm lạnh:

Sự tổn thương do chấn thương đều có thể dùng phương pháp chườm lạnh. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau, giảm sưng nề, thư giãn để người bệnh giảm khó chịu đồng thời mang đến lợi ích cho việc cử động. Bạn hãy áp dụng ngay sau khi chấn thương và kéo dài đến khi vùng chấn thương bị sưng, nóng hơn so với các vùng da xung quanh.

  • Chườm nóng:

Chườm nóng sẽ giúp làm mềm các tổ chức, tăng cường lưu thông máu đến vùng bị chấn thương. Bạn có thể áp dụng trước và trong khi tập luyện sẽ giúp tăng khả năng phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân. Lưu ý, không nên dùng nhiệt sóng ngắn với toàn chi có đinh bởi khi mà nẹp vít, vòng thép kim loại bị nóng lên sẽ làm hỏng tổ chức và dễ gây viêm rò.

3.2 Tập vận động khớp

Trường hợp khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do cơ bị co ngắn lại. sụn bị mỏng đi, bao khớp co rút và bao hoạt dịch bị tăng sản mở. Bởi vậy, để phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân thì hãy chú ý tập cử động khớp giúp cho dịch khớp ra vào, bôi trơn khớp trở nên mềm mại hơn.

Bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân
Bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân

Với bài tập này thì người bệnh hãy thực hiện bài tập co duỗi khớp với tốc độ khoảng 45 giây, mỗi lần tập 10 - 15 phút được chia ngày khoảng 4 - 6 lần. Sau mổ hoặc bó bột khoảng 3 ngày thì người bệnh có thể tập vận động khớp ngay.

3.3 Tập đi

Với những người gãy xương cẳng chân thì có thể dùng nạng nách tập đi nếu như xương chưa liền. Cụ thể như, bạn có thể dùng nạng gỗ, thanh ngang đầu trên nạng thay vì tỳ vào nách thì để chúng tựa vào bên lồng ngực. giữ cho tư thế thẳng, cân bằng 2 vai và hướng mắt nhìn về phía trước.

Tiếp theo, người bệnh chống gậy khi xương đã gần liền vững. Hãy tập chống bên chân lành, bước chân lành ra trường đồng thời tác động lên gậy chống và chân đau. Qua đó sẽ giúp bạn tránh bị gây ảnh hưởng quá nhiều đến chân đau. Bên cạnh đó, không nên dùng nạng kẹp nách bởi sẽ ảnh hưởng đến dáng đi sau này. Khi xương đã liền vững, không còn đau khi tỳ ở ổ gãy xương thì người bệnh hãy bỏ gậy và tập đi như bình thường.

Xem ngay thông tin hữu ích về Các phương pháp phục hồi chức năng gãy xương đòn

3.4 Các bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân khác

3.4.1. Tập duy trì sức cơ:

Mục tiêu của bài tập này là giúp tăng sức căng của cơ hay còn gọi gồng cơ. Không thay đổi độ dài bó cơ, không cử động khớp. Tập co cơ như cơ co ngắn lại và khớp cử động. Trường hợp đau nhiều khi khớp cử động thì tập căng cơ và đỡ đau thì tập co cơ;

3.4.2. Tập sinh hoạt thông thường:

Phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân cần phải quen dần với những động tác trong sinh hoạt hằng ngày bao gồm tập ngồi xổm đứng lên, lên xuống cầu thang,... Trường hợp không còn đau thì không bị hạn chế cử động thì đạt kết quả tốt khi cử động. Người bệnh kéo dài thời gian tập trong vòng từ 6 tháng - 2 năm dựa vào mức độ thương tổn;

3.4.3. Massage:

Người bệnh tốt nhất hãy massage ổ gãy xương liền khớp thường xuyên, chú ý xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay. Không nên dùng cồn, dầu cao hay thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp bởi điều đó giúp làm vôi hóa khớp và xơ cứng khớp. Lưu ý, không nên đắp thuốc lá vào các khớp bởi nó sẽ làm cho khớp cứng hơn và khó vận động hơn.

4. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh CĐ Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Ngành Y Dược của nước ta đang bị thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là đội ngũ nhân viên y tế có đủ năng lực và kỹ năng tay nghề. Hiểu được sự cấp thiết về số lượng và chất lượng, Bộ lao động Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng năm nay với điều kiện đơn giản dưới đây:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
  • Thí sinh có sức khỏe tốt, đạo đức tốt
Xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng với điều kiện đơn giản
Xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng với điều kiện đơn giản

Ngoài tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chú trọng đào tạo 3 ngành học Y Dược khác là: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng và Trung Cấp Y học Cổ truyền.

Trong đó thì ngành Phục hồi Chức năng là một trong các ngành mũi nhọn được chú trọng tại các cơ sở y tế, bởi nó hỗ trợ phục hồi cơ thể lâu dài sau chấn thương mà không phải dùng thuốc. Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo dựa trên mô hình “ trường- viện” nhằm giúp cho sinh viên có khả năng làm việc luôn sau khi tốt nghiệp. Bởi vậy các bạn hoàn toàn yên tâm đăng ký nhé.

Các kỹ thuật phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân vừa được Cao đẳng Dược HCM tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Thông tin hữu ích khác
huong-dan-cac-bai-tap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-tai-bien-va-nhung-luu-y Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến mạch máu não Các bài tập phục hồi Chức năng sau tai biến là biện pháp cần thiết để người bệnh phục hồi bộ phận bị mất chức năng hoạt động. Điều đó giúp cải... muc-luong-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-bao-nhieu-co-nen-hoc-nganh-nay-khong Mức lương ngành Phục hồi chức năng mới nhất là bao nhiêu? Mức lương ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Câu hỏi này nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh đăng ký học ngành này. Cùng tìm hiểu... bac-si-phuc-hoi-chuc-nang Bác sĩ Phục hồi chức năng là gì? Học bao nhiêu năm? Hiện nay Phục hồi chức năng là ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Vậy Bác sĩ Phục hồi chức năng là gì? Học ở đâu tốt? Hãy cùng... hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu...
Xem thêm >>



0899 955 990