Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phân Hạng Và Tiêu Chuẩn Điều Dưỡng Viên Hạng 2, 3, 4

Cập nhật: 29/07/2024 16:52 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Theo thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, phân hạng điều dưỡng được chia thành các cấp bậc khác nhau với những chức năng, công việc khác tương ứng. Trong chuyên mục hôm nay cùng tìm hiểu về Điều dưỡng viên hạng II, III, IV là gì? Thông tin dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ để các bạn tìm hiểu nhé.

1. Cách phân hạng điều dưỡng

Về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Điều dưỡng, kỹ thuật Y tế và hộ sinh được quy định trong thông tư liên tịch số 26/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ký ngày 07/10/2015.

Phân hạng Điều dưỡng thành các cấp bậc: Điều dưỡng hạng II, Điều dưỡng hạng III, Điều dưỡng hạng IV. Theo đó, mỗi hạng điều dưỡng sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Phân hạng Điều dưỡng thành 4 cấp bậc
Phân hạng Điều dưỡng thành 3 cấp bậc

2. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phân hạng Điều dưỡng

2.1. Điều dưỡng viên hạng 2 (II)

Nhiệm vụ điều dưỡng viên hạng 2:

  • Chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế: Thực hiện công việc khám, nhận định, lập kế hoạch và đánh giá việc chăm sóc, theo dõi bệnh nhân hàng ngày. Thực hiện kiểm tra và đánh giá thực hiện mọi kỹ thuật cơ bản, chuyên sâu, đồng thời phối hợp với các bác sĩ trong việc ghi chép, phối hợp điều trị, xây dựng, đồng thời triển khai quy trình chăm sóc cho bệnh nhân,…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Điều dưỡng viên hạng 2 sẽ chuẩn bị thuốc, thực hiện kỹ thuật sơ cứu, phương tiện cấp cứu, và kiểm tra, đánh giá cấp cứu dịch bệnh, thảm họa,…
  • Truyền thông, tư vấn và giáo dục sức khỏe: Điều dưỡng thực hiện việc lập kế hoạch, xây dựng đồng thời đánh giá công tác tư tưởng, truyền thông và giáo dục sức khỏe.
  • Chăm sóc, tư vấn sức khỏe cộng đồng: Truyền thông chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh đồng thời thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng,…
  • Chăm sóc, bảo vệ và thực hiện quyền với mỗi bệnh nhân: thực hiện quyền của người bệnh đồng thời thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
  • Phối hợp công tác điều trị: Điều dưỡng viên phối hợp bác sĩ điều trị, quản lý hồ sơ, bệnh án đồng thời hỗ trợ giám sát người bệnh.
  • Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và các viên chức điều dưỡng, thực hiện công tác nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật chăm sóc cho người bệnh.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu về Lịch sử ngành Điều dưỡng Thế giới và Việt Nam

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

  • Cử nhân Đại học Điều dưỡng trở lên.
  • Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định trong Thông tư của Bộ GD&ĐT
  • Người có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản thực hiện theo đúng Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Nắm rõ và hiểu hết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
  • Hiểu và nắm rõ được về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh, lập kế hoạch trong việc chăm sóc, điều dưỡng bảo đảm cho người bệnh và cộng đồng.
  • Thực hiện mọi kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu đồng thời có thể đáp ứng hiệu quả khi trong tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa.
  • Bồi dưỡng đầy đủ những kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe đồng thời giao tiếp với người bệnh và cộng đồng hiệu quả.
  • Nắm được mọi kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, đồng thời có sự hợp tác với đồng nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển nghề nghiệp.
  • Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II thì đảm bảo thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương với thời gian tối thiểu là 09 năm. Bên cạnh đó, thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm.

2.2. Điều dưỡng viên hạng 3 (III) (Mã số: V.08.05.12)

Điều dưỡng viên hạng 3 (iii) là cơ bản cũng tương đương giống với hạng II. Tuy nhiên, hạng 3 sẽ có một số điểm khác biệt về tiêu chuẩn trình độ, bồi dưỡng với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi Điều dưỡng viên.

Điều dưỡng viên hạng 3 tương đương hệ Cao đẳng Điều dưỡng
Điều dưỡng viên hạng 3 tương đương hệ Cao đẳng Điều dưỡng

Viên chức từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, đòi hỏi điều dưỡng viên hạng IV phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tối thiểu là 02 năm với trường hợp tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng. Còn với trình độ tốt nghiệp điều dưỡng hệ Trung cấp đòi hỏi thời gian 03 năm công tác với chức danh điều dưỡng viên hạng IV.

2.3. Điều dưỡng viên hạng 4 (IV) (Mã số: V.08.05.13)

Theo ban tư vấn Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Điều dưỡng hạng 4 gồm các điểm khác biệt so với chức danh nghề nghiệp khác dưới đây:

Người tốt nghiệp trung cấp trở lên tại chuyên ngành điều dưỡng, người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Hộ sinh hoặc Y sĩ đòi hỏi phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế.

Điều dưỡng cấp bậc IV đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên thực hiện theo quy định trong Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đồng thời phải có chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Điều dưỡng cao đẳng là hạng mấy?

Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Điều dưỡng viên có bằng Cử nhân thực hành Điều dưỡng được xếp vào hạng 4. Để đạt trình độ này, ngoài bằng Cao đẳng chuyên ngành, người học cần có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 trở lên (theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) và chứng chỉ tin học (theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

Với hạng 4, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, bạn đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản như khám, chẩn đoán, điều trị, giám sát và cấp cứu bệnh nhân.

Cơ hội thăng tiến như sau:

  • Lên hạng 3: Sau 2 năm làm việc ở hạng 4
  • Lên hạng 2: Cần ít nhất 9 năm kinh nghiệm làm Điều dưỡng viên

Bài viết trên đây bao gồm thông tin phân hạng điều dưỡng như thế nào? Cùng với đó nắm được là chức năng, nhiệm vụ ngành điều dưỡng. Qua đó giúp bạn nắm được mục tiêu phấn đấu khi theo học ngành này. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?...
Xem thêm >>



0899 955 990