Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

30 Kỹ Thuật Điều Dưỡng Cơ Bản Sinh Viên Cần Phải Biết

Cập nhật: 16/09/2023 11:28 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên khá đa dạng nhưng đều xoay quanh các kỹ thuật điều dưỡng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản cần thiết với bất kỳ sinh viên hay Điều dưỡng viên nào liên quan ngành này.

Điều dưỡng viên thường sẽ phối hợp cùng các bác sĩ trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh. Điều dưỡng viên được ví như “cánh tay phải” của bác sĩ với vai trò rất quan trọng.

Song song với công tác điều trị bệnh thì việc chăm sóc, động viên tinh thần người bệnh có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là nhiệm vụ của Điều dưỡng viên, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi mặt thể chất, sức khỏe và tinh thần.

30 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản Sinh viên cần nắm được
30 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản Sinh viên cần nắm được

Với nhiệm vụ quan trọng trên thì không thể bỏ qua 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản dưới đây:

1. Kỹ thuật phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép

Điều dưỡng viên phải nắm được thông tin dược động học của thuốc để phát cho người bệnh gồm tên, loại thuốc, công dụng, tác dụng phụ, chuyển hóa, bài tiết… Nhất là với trẻ em và người cao tuổi có thể trạng yếu, chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố trên.

2. Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh

Điều dưỡng viên phải nắm chắc quy trình pha thuốc, cẩn trọng trong từng thao tác để tránh bị nhiễm khuẩn hay giảm liều lượng thuốc cho bệnh nhân.

3. Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi

Đặt kim luồn ngoại vi được thực hiện khi tiêm truyền tĩnh mạch, vốn sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Phương pháp điều trị này có tác dụng nhanh và hiệu quả cao với bệnh nhân.

Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi

4. Kỹ thuật thay băng rửa vết thương sạch

Thay băng, cắt chỉ là các kỹ thuật điều dưỡng cần lưu ý áp dụng kỹ thuật vô trùng hoàn hoàn; thay băng vết thương vô khuẩn trước khi thay vết thương khác. Đảm bảo vết thương sạch, không nhiễm khuẩn hay bị viêm.

5. Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Điều dưỡng trước tiên phải rửa tay sạch, đeo găng tay. Trải nilon ở dưới vị trí vết thương. Cởi bỏ băng và gạc cũ vào túi bẩn. Dùng dung dịch để rửa lại vết thương và thay băng mới.

6. Thay băng vết thương và cắt chỉ

Xây dựng kỹ năng chuyên ngành được thực hiện ngay khi ngồi trên ghế nhà trường
Xây dựng kỹ năng chuyên ngành được thực hiện ngay khi ngồi trên ghế nhà trường

Lấy dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương. Dùng kéo và kẹp phẫu tích không mấu cắt chỉ. Rửa lại vết thương một lần nữa rồi hướng dẫn người bệnh chăm sóc vết thương tại nhà.

7. Kỹ thuật hút đờm rãi

Kỹ thuật hút đờm dãi sử dụng ống hút vô khuẩn, được mở ra thời điểm hút, Điều dưỡng viên mang theo găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút.

8. Thở oxy qua mũi và ống mở khí quản

Sử dụng ống mở khí quản và thở oxy qua mũi được chỉ định cho người bị thiếu oxy ( nồng độ oxy thấp hoặc độ bão hòa oxy hemoglobin trong máu động mạch thấp).

Thở oxy qua mũi và ống mở khí quản
Thở oxy qua mũi và ống mở khí quản

9. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

Trường hợp gãy xương thì Điều dưỡng viên trước tiên phải tiến hành sơ cứu, cố định xương gãy nhanh chóng, chính xác tại vị trí xảy ra tai nạn.

10. Các biện pháp cầm máu tạm thời

Khi sơ cứu máu thì phải nhận định vết thương mạch máu ở động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

11. Kỹ thuật băng

Thực hiện thao tác băng vết thương đúng kỹ thuật, tránh xuất hiện nếp gấp gây tổn thương vùng mô, khiến người bệnh khó chịu.

12. Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

Rửa tay là kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản nhất, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tại bệnh viện hiệu quả.

13. Sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn

Sát khuẩn tay bằng cồn trước khi di chuyển tay từ vùng nhiễm khuẩn sang vùng sạch khác, kể cả trên người bệnh.

14. Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh

Với trẻ em, người cao tuổi, người không thể tự chăm sóc cá nhân thì Điều dưỡng viên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sinh dục, nhất là khi đại, tiểu tiện không tự chủ.

15. Kỹ thuật mang găng vô khuẩn

Kiểm soát lây lan vi khuẩn qua tay là vấn đề không còn bàn cãi. Khi dùng găng tay thì phải lộn mặt phải vào trong để tránh nhiễm khuẩn xung quanh.

16. Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa

Rửa tay ngoại khoa là kỹ thuật bắt buộc với kỹ thuật viên và người phụ mổ trước ca phẫu thuật như chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện ca chăm sóc đặc biệt.

17. Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn

Khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cần lưu ý: Tay chưa đeo găng tránh đụng vào mặt ngoài của áo, không để áo chạm vào bất cứ vật gì xung quanh. Người phụ mặc áo cũng đảm bảo những điều trên. Bỏ áo vào thùng sau mỗi ca mặc.

18. Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn Y tế

Chuẩn bị dụng cụ trong hộp được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn, đảm bảo không cho hơi, bụi và vi sinh vật xâm nhập đến khi dùng.

Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn Y tế
Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn Y tế

19. Kỹ thuật khử khuẩn, tiệt trùng dụng cụ y tế

Để tiệt trùng dụng cụ trước khi thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ hấp thì dụng cụ phải dùng kỹ thuật hấp ướt.

20. Sử dụng bô vịt, bô dẹt cho bệnh nhân

Bô vịt, bô dẹt được dùng khi bệnh nhân không thể rời khỏi giường đi đến nhà vệ sinh.

21. Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh

Cọ rửa dụng cụ nhằm mục đích loại bỏ chất bẩn trên dụng cụ, là nơi ẩn náu của vi khuẩn tránh tiếp xúc với các hóa chất sát khuẩn.

22. Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh

Điều dưỡng viên có vai trò cung cấp nước và thức ăn cho bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp khi chăm sóc đặc biệt.

23. Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày nhằm nuôi dưỡng và cho người bệnh dùng thuốc với bệnh nhân bị mất khả năng ăn uống theo đường miệng.

24. Đặt ống thông vào trực tràng

Một số bệnh nhân cần được đưa thuốc làm giãn đại tràng và lỏng phân. Như vậy mới có thể đưa nước, chất dinh dưỡng và thuốc qua đường ruột.

25. Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân

Thụt tháo giúp làm sạch phân ở đại tràng, kích thích nhu động ruột qua sự truyền thể tích lớn dung dịch vào đại trường, kích thích tại chỗ với trực tràng và đại tràng sigma.

26. Kỹ thuật thông tiểu nữ

Trước tiên cần sát khuẩn bộ phận sinh dục, trải săng che kín bộ phận sinh dục và đùi và hở lỗ niệu đạo. Bôi dầu nhờn vào ống thông rồi đưa vào niệu đạo.

27. Kỹ thuật thông tiểu nam

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân co sao cho bàn chân đặt dưới giường. Tụt quần xuống đầu gối và hai chân dạng ra. Đặt nilon dưới mông và bô hứng nước tiểu. Vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi thực hiện kỹ thuật thông tiểu nam.

28. Dẫn lưu nước tiểu liên tục

Kỹ thuật dẫn nước tiểu liên tục là dùng ống thông có định, lưu giữ một thời gian để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn.

29. Kỹ thuật rửa bàng quang liên tục

Với người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang thì rửa bằng cách nhỏ truyền dung dịch rửa kèm kháng sinh.

30. Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân

Điều dưỡng viên ghi chép lượng dịch ra vào trên người bệnh, gồm cả nước, sữa, trà, cafe, trái cây hay toàn bộ lượng dịch đường tĩnh mạch như truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.

Với 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản ở trên cần thiết cho các bạn đang học Điều dưỡng hoặc điều dưỡng viên phải nắm được. Những kỹ thuật này đều được giảng viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch giảng dạy và đào tạo ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Đảm bảo cho sinh viên Điều dưỡng tốt nghiệp có thể thực hiện thành thạo khi làm việc.

Thông tin hữu ích khác
dieu-kien-cap-chung-chi-hanh-nghe-dieu-duong Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Điều Dưỡng Năm 2024 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người theo học ngành Điều dưỡng, bởi... nen-lua-chon-hoc-nganh-dieu-duong-o-truong-nao-tai-tphcm TOP 10 Các trường Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tốt nhất Học Điều dưỡng ở đâu? Trường nào đào tạo ngành Điều Dưỡng tốt nhất? Câu hỏi này được nhiều người quan tâm, nhất là khi mà nhiều trường đào tạo... hoc-dieu-duong-co-can-bang-cap-3-khong Học Điều dưỡng có cần bằng cấp 3 không? [Góc giải đáp] Học Điều dưỡng có cần bằng cấp 3 không là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm trong thời gian gần đây. Để có câu trả lời các bạn theo dõi ngay dưới... hoc-phi-cao-dang-dieu-duong Học phí Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2024 mới nhất Học phí Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2024 như thế nào cũng là điều bạn đáng để quan tâm để có sự lựa chọn tốt nhất. Cùng tham khảo chi tiết... bang-cap-tot-nghiep-cao-dang-dieu-duong Bằng Cao đẳng Điều dưỡng giá trị như thế nào? Bằng cấp tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng có giá trị như thế nào? Cơ hội lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào? Những câu hỏi này được... nam-gioi-co-nen-hoc-nganh-dieu-duong-khong-luu-y-de-nam-gioi-tro-thanh-dieu-duong-vien-gioi Con Trai Có Nên Học Điều Dưỡng Không? Lợi Thế Như Nào? Con trai học Điều dưỡng có được không? Mỗi mùa tuyển sinh, câu hỏi này được gửi về rất nhiều trong hòm thư trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch....
Xem thêm >>



0899 955 990