Truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng đều nằm trong lĩnh vực truyền thông nhưng thực tế hai ngành học khác nhau hoàn toàn. Để phân biệt rõ từng ngành thì chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa, đặc điểm trong bài viết dưới đây.
Phân biệt định nghĩa và đặc điểm truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng
Để phân biệt được ngành truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng thì trước tiên phải nắm rõ được định nghĩa và đặc điểm 2 ngành này:

- Truyền thông đại chúng: Đào tạo kỹ năng sáng tạo nội dung, sản xuất ra các sản phẩm truyền thông đại chúng tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại doanh nghiệp tổ chức trong và ngoài nước. Nhất là với truyền thông văn hóa, giải trí, nghệ thuật, thể thao…Những kỹ năng lên kế hoạch cho các sự kiện đều được đào tạo trong ngành này.
- Truyền thông đa phương tiện: Chuyên ngành này chủ yếu đào tạo kỹ năng sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong xã hội, quản trị Website, các chương trình, chiến dịch truyền thông, thiết kế, phát triển dự án truyền thông đa phương tiện tại cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Với ngành truyền thông đa phương tiện chủ yếu về công việc thiết kế hình ảnh, kỹ năng viết, video ứng dụng trong môi trường số. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về sản phẩm kỹ thuật số, thiết kế sản phẩm mang tính đa phương tiện, áp dụng công nghệ trong hoạt động truyền thông.
Như đã nói, hai ngành truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng đều nằm trong lĩnh vực truyền thông nên có thể kết hợp với nhau.
Những người trong ngành thường phân biệt 2 ngành này qua câu nói “ Trong một bức tranh thì truyền thông đại chúng được ví như một nét vẽ còn truyền thông đa phương tiện tượng trưng là những mảng màu’’.
Cụ thể, ngành truyền thông đại chúng bao gồm những công việc như kế hoạch chung, nên nội dung còn truyền thông đa phương tiện hoàn thiện theo lối mà truyền thông đại chúng ‘’vẽ’’ ra.
Cơ hội việc làm truyền thông đa phương tiện và truyền thông đại chúng
Theo các chuyên gia cho biết, cơ hội việc làm của hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện cũng có những điểm chung và rất khó để phân biệt.
Dẫu vậy, nếu tìm hiểu kỹ hơn thì hai ngành này đều rất đa dạng việc làm để các bạn lựa chọn. Mỗi hướng đi ngành học sẽ xác định rõ được việc làm từng ngành như sau:
Truyền thông đại chúng: Tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng sẽ có cơ hội làm công việc dưới đây:
- Chuyên viên sáng tạo nội dung: thiết kế, copywriter, biên kịch.
- Nhà sản xuất sản phẩm truyền thông, sản phẩm truyền thông số, quảng cáo, video âm nhạc, phim, gói nhận diện thương hiệu.
- Phụ trách kinh doanh, phối hợp các dự án hợp tác, chuyên viên hình ảnh, liên kết truyền thông, quản lý thương hiệu, quản trị khủng hoảng.
- Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu phát triển mảng truyền thông cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
- Khởi nghiệp truyền thông.
Truyền thông đa phương tiện: Học ngành này sẽ được tiếp xúc với các công việc dưới đây:
- Giám đốc sản xuất, đạo diễn, sáng tạo, kinh doanh, biên kịch, biên tập viên sản phẩm truyền thông số, chuyên viên sáng tạo nội dung số.
- Chuyên viên quảng cáo, truyền thông xã hội, marketing, PR, quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông số và dữ liệu số.
- Quản trị website, quản lý chương trình, phát triển dự án truyền thông số với chiến dịch truyền thông.
- Khởi nghiệp truyền thông.
Chương trình học của hai ngành truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện đều đào tạo chủ yếu về lý thuyết, được thực hành để hiểu rõ hơn về công việc chính của ngành học.
Nắm vững lý thuyết, kỹ năng được rèn giũa, sinh viên dễ dàng nắm bắt cơ hội làm việc trong từng ngành. Bên cạnh đó, nếu thực hành tốt thì sinh viên được làm rất nhiều so với kiến thức được học và thực hành.
Sinh viên truyền thông đại chúng đảm nhiệm công việc liên quan đến ngành truyền thông đa phương tiện và ngược lại.
Nên học ngành truyền thông đa phương tiện hay ngành truyền thông đại chúng?
Nên học truyền thông đa phương tiện hay truyền thông đại chúng là một thắc mắc được không ít bạn trẻ đặt ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Với những đặc điểm, sự khác nhau của hai ngành đã được nêu rõ ở trên, thí sinh dựa vào sở thích, tham khảo ý kiến của những người xung quanh để chọn ngành phù hợp.

Thực tế thì cả 2 ngành đều có cơ hội việc làm tương đương nhau, có thể bổ trợ và làm việc như nhau. Do vậy, lựa chọn ngành học nào thì các bạn cũng không cần quá lo lắng về việc làm sau này.
Với chương trình đào tạo không chỉ chú trọng lý thuyết, sinh viên còn được thực hành, tiếp xúc với các công ty truyền thông, tòa soạn báo, tham gia hoạt động tổ chức sự kiện để trau dồi thêm kinh nghiệm.
Mọi hoạt động trải nghiệm này đều là hành trang giúp các bạn thu về kết quả tốt khi làm việc chuyên nghiệp, có khả năng teamwork cao và lên kế hoạch tốt. Do vậy lựa chọn ngành học nào, cần xác định mục tiêu, phương hướng để có việc học đạt hiệu quả tốt.
Với những chia sẻ trên đây hi vọng giúp các bạn tìm hiểu rõ về sự khác nhau của ngành truyền thông đa phương tiện với truyền thông đại chúng. Đây là hành trang giúp các bạn có sự lựa chọn ngành học tốt nhất khi đứng trước ngưỡng cửa đại học và định hướng việc làm sau này.
Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch