Ngành Tài chính Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay như thế nào? Hãy để Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp ở dưới đây nhé.
Tổng quan về ngành tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực của tài chính, chuyên nghiên cứu, phân tích, cung cấp các dịch vụ tài chính cho các cá nhân, tổ chức. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành Tài chính Ngân hàng có những đặc điểm nổi bật sau:
- Là ngành kinh tế đặc biệt, chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
- Có tính nhạy cảm cao với các biến động của nền kinh tế.
- Có quy mô lớn và độ phức tạp cao.
Thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay
Từ sau đại dịch Covid-19, ngành tài chính ngân hàng đã có những phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Mỗi ngày có hàng triệu giao dịch liên quan đến tiền tệ, chứng khoán được thực hiện. Vì vậy, chính sách tiền tệ luôn phải linh hoạt để dẫn dắt thị trường nhằm làm giảm kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế.
Ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam hiện nay đang được giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% đặt ra như hồi đầu năm.
Thông tin từ nguồn Báo Đảng cộng sản Việt Nam, theo dự báo của các chuyên gia tài chính cho biết, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở dưới mức 4,5% là hoàn toàn khả thi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1/2023 tăng 0,52%. Tháng 2/2023 tăng 0,45%. Tháng 3/2023 giảm 0,23%. Tháng 4/2023 giảm 0,34%. Tháng 5/2023 tăng 0,01%. Tháng 6/2023 tăng 0,27%. Tháng 7/2023 tăng 0,45%. Tháng 8/2023 tăng 0,88%. Tháng 9/2023 tăng 1,08%. CPI tháng 9/2023 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%. Số liệu được cập nhật tháng 9/2023 bởi Bộ Tài Chính.
Những điểm tích cực của Ngành tài chính hiện nay
- Tăng trưởng ổn định, bền vững:
Trong giai đoạn 2016-2022, ngành tài chính ngân hàng đã có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng từ 2.535.000 tỷ đồng năm 2016 lên 11.735.000 tỷ đồng năm 2022, tăng gấp 4,6 lần.
- Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động:
Hệ thống tổ chức tín dụng đã có sự phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Tính đến năm 2022, hệ thống tổ chức tín dụng đã có 164 tổ chức, tăng 10 tổ chức so với năm 2016. Mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng đã phủ sóng rộng khắp cả nước, với 18.000 điểm giao dịch, trong đó có 1.300 điểm giao dịch ngân hàng số.
- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ:
Các tổ chức tín dụng hiện nay đã đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại như: ngân hàng điện tử, ngân hàng số, ngân hàng di động,... đã được triển khai rộng rãi, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, Digital Banking là xu hướng của thời đại kỷ nguyên số và cũng là mục tiêu chung của toàn ngành Ngân hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh:
Các tổ chức tín dụng cũng đã có những bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Theo thông tin TABInsights thống kê năm 2023, có 22 ngân hàng được xếp hạng trong top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay đang có nhiều cơ hội và cả thách thức
Xem thêm: Top các trường có ngành Tài chính Ngân hàng chất lượng nhất
Cơ hội chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng
Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng giúp cho ngân hàng hòa nhập với xu hướng chung của thế giới. Theo thống kê hiện nay có đến 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng triển khai chiến lược chuyển đổi số để hợp lý hóa các quy trình hoạt động.
Những cơ hội nhận được từ việc chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng như:
- Giúp ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật
- Dưới sự tác động của công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi cách thức hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Các cổng thông tin điện tử, ứng dụng di động đã giúp cho ngân hàng tiếp cận với khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.
- Tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng như M-POS, ví điện tử, công nghệ thẻ chíp, Mobile Banking, Internet Banking sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác dữ liệu và thu thập nguồn thông tin đa dạng hơn.
- Chuyển đổi số là cơ sở để đẩy mạnh sự cạnh tranh và thu hút công ty cung cấp giải pháp công nghệ liên kết với ngân hàng để thực hiện các giao dịch.
Thách thức trong ngành Tài chính - Ngân hàng
Bên cạnh những cơ hội vẫn còn nhiều thách thức mà lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng phải đối mặt như:
- Việc ban hành các quy định pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển công nghệ vì cần đòi hỏi nhiều thời gian, quy trình, thủ tục ban hành.
- Thách thức trong việc giải quyết các vấn đề bảo mật đối phó với tội phạm công nghệ. Công nghệ kỹ thuật ngày càng cao thì sự tấn công ngày càng lớn do các rủi ro nhiều hơn. Thông tin của khách hàng có thể bị đánh cắp một cách rất nhanh chóng chỉ với một vài cú nhấp chuột.
- Chi phí đầu tư trang thiết bị cao trong quá trình chuyển đối số, cần nhiều thời gian và đầu tư chi phí cao, đây là vấn đề đáng quan tâm của toàn ngành Ngân hàng. Việc chuyển đổi số đòi hỏi nhân sự phải nắm vững các công nghệ mới của cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu hay Blockchain.
Giải pháp hiện nay
Để tiếp tục phát triển và hội nhập quốc tế, ngành Tài chính Ngân hàng cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Tăng cường năng lực quản lý, điều hành: Các tổ chức tín dụng cần tăng cường năng lực quản lý, điều hành, nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả hoạt động.
- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ: Các tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tăng cường hợp tác quốc tế: Các tổ chức tín dụng cần tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển.
Nhu cầu nhân lực ngành Tài chính Ngân hàng
Nhu cầu nhân lực ngành Tài chính Ngân hàng theo các chuyên gia trong giai đoạn 2020 - 2025 được dự báo tăng 20% mỗi năm. Rất nhiều doanh nghiệp Tài chính, Ngân hàng chứng khoán không ngừng tuyển dụng nhân sự.
Vì vậy, ngành Tài chính Ngân hàng thu hút được đông các bạn trẻ theo đuổi. Thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay đang thiếu nhân lực, nên được xem là cơ hội mới cho các thí sinh chuẩn bị dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT lựa chọn và phát triển năng lực bản thân.
Ngành Tài chính Ngân hàng là ngành học được nhiều giới trẻ theo đuổi
Nhu cầu tuyển dụng ngành Tài chính Ngân hàng tuy cao. Nhưng không phải sau khi ra trường sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp ngay. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thay đổi chính sách tuyển dụng vì các doanh nghiệp, ngân hàng đều yêu cầu ứng viên có khả năng dùng ngoại ngữ và phần mềm hiện đại.
Trong tương lai công nghệ số còn tạo nhiều bước tiến mới trong ngành, nếu ai làm trong ngành này không cải thiện tay nghề sẽ hoàn toàn có thể bị đào thải. Nên có thể thấy nhân lực ngành này có thừa nhưng cũng có thiếu. Thiếu nhân lực chất lượng cao và thừa đội ngũ nhân viên kỹ năng còn yếu.
Mức lương ngành Tài chính Ngân hàng bao nhiêu cũng được xem là yếu tố quan trọng khiến ngành nghề này trở nên hấp dẫn. Hiện nay, ngành Tài chính Ngân hàng là một trong những ngành nghề được coi là có thu nhập cao và ổn định ngay từ khi ra trường.
Thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay là ngành học có nhiều rủi ro đòi hỏi ứng viên có năng lực. Ngành Tài chính Ngân hàng có cường độ và thời gian làm việc cao nên muốn gắn bó phải là những người chịu được áp lực công việc cao. Tiếp xúc nhiều với các con số và giao dịch cần sự tập trung cao độ nên dễ bị căng thẳng và gây ảnh hưởng sức khoẻ.
Có thể thấy thực trạng ngành Tài chính Ngân hàng hiện nay có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam nên cho dù có sự hiện đại trong chuyển đổi số cũng cần có thời gian để thực hành và thử nghiệm.