Khối A14 thi những môn gì? Khối A14 gồm những ngành nào là câu hỏi được nhiều thi sinh quan tâm bởi đây là một trong những ngành học mới. Dưới đây Ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM sẽ cập nhật những thông tin liên quan đến khối thi này cho các thí sinh được hiểu rõ.
Khối A14 thi môn gì?
Mã tổ hợp môn khối A14 gồm 3 môn Toán - Địa lý - Khoa học tự nhiên. Đây là một trong những khối thi mới được đưa vào áp dụng trong những năm trở lại đây. Theo đó, môn Khoa học Tự nhiên sẽ là bài thi tổ hợp của những môn học như: Sinh học, Vật lý, Hóa học.
Tuy đây là khối thi thuộc các môn của trường Đại học khối A, những khối A14 lại phù hợp đối với những trường Đại học thuộc khối C. Đồng thời, một số ngành nghề thuộc khối này cũng có khả năng lựa chọn việc làm cao như ngành: Địa lý, Khí tượng,...
Theo đó, những thí sinh khi có mong muốn theo học ngành nghề này cần có phương pháp học tập phù hợp nhằm đạt được kết quả cao và đỗ đạt vào những trường Đại học danh tiếng.
➤ Bạn có thể quan tâm tới Khối A15 gồm những môn và ngành nào? Có những trường nào?
Khối A14 gồm những ngành nào?
Câu hỏi này cũng được rất nhiều thí sinh quan tâm đến khi lựa chọn khối thi này. Thống kê chung cho thấy, khối A14 gồm những ngành học chính các thí sinh có thể lựa chọn theo như:
STT | MÃ NGÀNH | TÊN NGÀNH |
1 | 52440221 | Khí tượng học |
2 | 52440228 | Hải dương học |
3 | 52440224 | Thủy văn |
4 | 52850197 | Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo |
Đây là danh sách những ngành thuộc khối A14 và đa phần những ngành này thiên về môi trường hay là về thời tiết biển đảo. Những ngành nghề này thuộc khối ngành đặc biệt, đồng thời rất phù hợp đối với những bạn có niềm yêu thích thời tiết, môi trường ở các biển đảo.
Những ngành học được đánh giá có tiềm năng phát triển trong tương lai như sau:
Ngành Khí tượng học và thủy văn
Đây là ngành đào tạo nhằm giúp mọi người nắm được những quy luật biến đổi về thời tiết như; mưa gió, giông bão, hay những hiện tượng như: quá trình xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt,... Đây là những cơ sở quan trọng nhất để có thể dự báo và đưa ra được những phương pháp phòng tránh những tác hại mà hiện tượng này có thể gây ra.
Ngoài ra, ngành này còn gồm có 2 bộ phận như sau: Thủy văn và Khí tượng học. Trong đó, ngành khí tượng học sinh viên sẽ được học về cách dự báo khí tượng, những biểu hiện cũng như về độ ẩm, nhiệt độ, thời tiết,...
Ngành Thủy văn học sẽ được học về sự vận động, phân phối và chất lượng nước trên Trái đất. Bên cạnh đó, trong thời gian học này sinh viên còn được đi những chuyển thực tế đến những địa điểm có đài khí tượng ở các địa phương/các viện.
Tính chất công việc đòi hỏi mọi người phải đi lại nhiều nơi nên sẽ có điều kiện được tiếp xúc với những môi trường tự nhiên, đồng thời được làm quen với những loại máy móc, công nghệ hiện đại khác nhau trong nghề nghiệp.
Sinh viên sau khi theo học ngành Khí tượng học và Thủy văn khi đó sẽ có cơ hội làm việc tại những cơ quan thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, các Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tại các tỉnh/ thành phố, những công ty thiết kế, Xây dựng công trình đường thủy, Sở Tài nguyên môi trường,... Có một số người nghĩ rằng ngành khí tượng thủy văn sẽ là một ngành học khô khan, tuy nhiên đây sẽ là những ngành học khá thú vị và hiện thực hơn trong cuộc sống.
Hải dương học
Đây được đánh giá là một trong những ngành HOT và được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn, trọng điểm của Quốc gia. Theo đó, những ngành đó liên quan đến biển, trong đó có những ngành như: tương tác biển - khí quyển, những quá trình xảy ra ở vùng cửa sông - biển. Hải dương học là một lĩnh vực đa ngành và liên quan trực tiếp đến: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học, Khoa học về địa chất & Môi trường.
Theo đó, những sinh viên tốt nghiệp ngành Hải dương học có thể làm việc tại: những viện nghiên cứu, trạm Quốc gia của Tổng khí tượng thủy văn, phục vụ những ngành Kinh tế, Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia,... những ngành liên quan đến hải dương.
Quản lý Tài nguyên & Môi trường biển đảo
Không hẳn khi học ngành này các bạn sẽ làm việc trên biển và đảo. khi theo học ngành này sinh viên sẽ được trạng bị những kiến thức về biển; hải đảo để đạt được những khả năng về chuyên môn. Cơ hội việc làm của ngành học này cũng khá đa dạng, theo đó sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể xin việc làm tại:
- Khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá được môi trường và tài nguyên biển; đảo. Đồng thời, biết cách hoạch định và xây dựng những chính sách, công cụ về cơ chế điều phối ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo về cách khai thác và sử dụng phù hợp.
- Tư vấn, thiết kế và nghiên cứu đối với ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường biển đảo. Đồng thời, biết cách xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế vùng biển đảo.
- Đánh giá được hiện trạng cũng như diễn biến tình trạng Môi trường & Biển đảo và từ đó đưa ra được những dự báo, cảnh báo được những tác động môi trường.
- Tổ chức không gian cũng như quy hoạch về sự phát triển kinh tế xã hội vùng biển; hải đảo. Biết cách khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên về hải đảo.
Khối A14 gồm những trường nào?
Thống kê chung hiện nay cho thấy những trường tuyển sinh khối A14 gồm có:
- Trường Đại học Đà Lạt
- Trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
- Trường Đại Học Trưng Vương
Những thông tin trên liên quan đến thông tin về khối thi A14 trên nhằm giúp cho các thí sinh được biết rõ thêm thông tin. Theo đó, muốn hiểu rõ hơn về thông tin các thí sinh liên hệ trực tiếp về trường đào tạo để được tư vấn cụ thể hơn.