Khối C chủ yếu hướng đến các mảng về Văn hóa, Xã hội, do vậy các ngành nghề của khối này cũng hướng đến những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng văn chương. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thi khối C ra làm nghề gì thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Khối C gồm những môn nào?
Với khối C truyền thống trước đây, chắc hẳn sẽ không xa lạ với 3 môn Văn - Sử - Địa. Tuy nhiên, từ năm 2017 áp dụng mở rộng khối ngành tuyển sinh thì nhiều bạn thắc mắc "khối C là môn gì?" Theo đó, khối C và các khối mở rộng từ khối C có môn chủ đạo là Ngữ Văn, đồng thời được chia thành 20 tổ hợp môn dưới đây:
- Khối C01: Văn – Toán – Hóa
- Khối C03: Văn – Toán – Sử
- Khối C04: Văn – Toán – Địa
- Khối C05: Văn – Lý – Hóa
- Khối C06: Văn – Lý – Sinh
- Khối C07: Văn – Lý – Sử
- Khối C08: Văn – Hóa – Sinh
- Khối C09: Văn – Lý – Địa
- Khối C10: Văn – Hóa – Sử
- Khối C12: Văn – Sinh – Sử
- Khối C13: Văn – Sinh – Địa
- Khối C14: Văn – Toán – GDCD
- Khối C15: Văn – Toán – KHXH
- Khối C16: Văn – Lý – GDCD
- Khối C17: Văn – Hóa – GDCD
- Khối C19: Văn – Sử – GDCD
- Khối C20: Văn – Địa – GDCD

Việc mở rộng các khối C thi đại học hiện nay giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn ngành nghề và cơ hội việc làm cho tương lai. Mỗi khối thi sẽ bao gồm nhiều ngành, nhiều trường tuyển sinh khác nhau. Nếu các bạn thiên về môn Xã hội thì hãy tìm hiểu thông tin tiếp theo về khối C nhé.
Khối C gồm những ngành học gì?
Các ngành nghề của khối C được các chuyên gia đánh giá không quá nhiều và ít sự lựa chọn hơn so với các khối khác. Vậy khối C học ngành gì? Nếu bạn yêu thích những ngành xã hội học, Văn hóa thì có thể đăng ký các ngành dưới đây nhé.
Các ngành xét tuyển khối C:
- Ngành Xã hội học
- Ngành Văn hóa
- Ngành Báo chí
- Truyền thông
- Tâm lý học
- Thông tin học
- Công tác xã hội
- Văn học
- Việt Nam học
- Chính trị học
- Ngôn ngữ học
- Lưu trữ học
- Du lịch
- Lịch sử
- Lâm nghiệp đô thị
- Luật
- Biên phòng
- Luật kinh tế
- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Luật quốc tế
- Bảo tàng học
- Quan hệ công chúng
- Phát triển nông thôn
- Quản lý bệnh viện
- Địa lý tự nhiên
- Điều dưỡng
- Đông phương học
- Quản lý giáo dục
- Quản lý đất đai
- Quản lý tài nguyên và môi trường
- Quản lý tài nguyên rừng
- Quản lý thủy sản
- Quản lý văn hoá
- Giáo dục công dân
- Giáo dục Đặc biệt
- Giáo dục chính trị
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Tôn giáo học
- Triết học
- ....
Khối C gồm những trường nào tuyển sinh?
- ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn
- HV Báo chí & Tuyên truyền
- Học viện Ngoại giao Việt Nam
- Đại học Luật
- Đại học Kinh tế – Luật
- Đại học Vinh
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc gia
- ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn
- ĐH Sư phạm
- ĐH Văn Hiến
- ĐH Hồng Đức
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Huế
- Đại học Sư phạm TPHCM
- Đại học Giáo dục
- Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao
- Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Học viện Chính sách Phát triển
- Đại học Nội vụ
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Những tố chất phù hợp khối C

Với bất kỳ ngành nghề nào của các khối thì đều có những đặc trưng riêng. Theo đó thì khối C chủ yếu về các lĩnh vực văn hóa, xã hội do vậy đòi hỏi các bạn thi khối C phải có tư duy về ngôn từ linh hoạt đồng thời có khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra trong quá trình học bạn cần phải được bổ sung các tố chất như:
- Chăm chỉ
- Yêu thích viết lách
- Năng động và sáng tạo
- Có tố chất văn chương
- Có trách nhiệm
- Cẩn thận và tỉ mỉ
- Chịu được áp lực công việc
- Kiên trì
Dù các ngành nghề khối C vẫn còn nhiều hạn chế so với các khối khác nhưng cơ hội việc làm vẫn cực kỳ hấp dẫn với mức thu nhập ổn định. Đó là lý do số lượng thí sinh đăng ký vào khối C thường rất lớn.
Với những chia sẻ trên đây về khối C làm nghề gì hi vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được ngành nghề yêu thích, phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi những bài viết trong chuyên mục tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé.