Ngành Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào là từ khóa có lượt tìm kiếm cao, được nhiều bạn học sinh thắc mắc. Để giúp cho các bạn học sinh lựa chọn được hướng đi phù hợp trong tương lai, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp các chuyên ngành Quản trị kinh doanh phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Tổng hợp 10 chuyên ngành Quản trị kinh doanh phổ biến nhất
Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học đa lĩnh vực, có nhiều chuyên ngành sâu. Dưới đây là những chuyên ngành phổ biến được nhiều bạn theo học, các bạn hãy tham khảo và lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình.
Ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp
Ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp là ngành học tập trung vào công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của một tổ chức bao gồm các khía cạnh như: quản lý chiến lược, tài chính, nguồn nhân lực, hoạch định, tiếp thị, chuỗi cung ứng, dự án, công nghệ thông tin…
Đây là một trong những ngành hot hiện nay với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Để thành công trong lĩnh vực này, sinh viên cần rèn luyện và phát triển cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng để có thể thích nghi với môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý doanh nghiệp, nguồn nhân lực, quản trị dự án, marketing, thương mại điện tử, quản lý sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, hoặc tự kinh doanh.
Ngành Quản trị doanh nghiệp
Đây là chuyên ngành tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng về quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo về chiến lược doanh nghiệp, quản lý tài chính, nhân sự, hoạch định, hoạt động, tiếp thị, chuỗi cung ứng, và quản lý thay đổi…
Điều này giúp sinh viên trở thành người có khả năng quản lý hiệu quả, đưa ra các chiến lược kinh doanh thông minh, quản lý tốt các nguồn lực tài chính và nhân sự để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp lớn, công ty tư nhân, công ty mới thành lập, hoặc thậm chí có thể tự mình khởi nghiệp bởi mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ để các hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả thì cần phải có người quản lý.
➤ Xem thêm: Tìm hiểu mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị khởi nghiệp
Quản trị khởi nghiệp là một lĩnh vực chuyên ngành trong Quản trị kinh doanh, tập trung vào việc phát triển ý tưởng khởi nghiệp, quản lý và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chuyên ngành này bao gồm nhiều khía cạnh như: quản lý chiến lược, tài chính, nhân sự, marketing, quan hệ cộng đồng và quản trị rủi ro.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Sau khi tốt nghiệp có thể làm các vị trí công việc như: sáng lập và quản lý các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các bộ phận phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, hoặc có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo về khởi nghiệp.
Quản trị Logistics
Quản trị Logistics cũng nằm trong các ngành trong Quản trị kinh doanh, tập trung vào việc quản lý các hoạt động vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Sinh viên ngành này sẽ được học về cách quản lý vận chuyển, lưu kho, tích hợp các giai đoạn trong chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ thông tin vào quy trình Logistics để tối ưu hóa hoạt động cũng như được trang bị kiến thức về quản lý rủi ro và an toàn trong ngành Logistics.
Digital Marketing
Chuyên ngành Digital Marketing tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng về chiến lược tiếp thị trên nền tảng trực tuyến với các khía cạnh như: tiếp thị nội dung, quảng cáo trực tuyến, quản lý mạng xã hội, email marketing, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), và phân tích dữ liệu tiếp thị…
Hiện nay với nhu cầu lớn về nhân công có kỹ năng tiếp thị số, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing mở ra nhiều cơ hội việc làm, có thể làm việc tại các công ty tiếp thị đến tự kinh doanh hoặc làm freelancer…
Ngành quản trị kinh doanh quốc tế
Ngành Quản trị kinh doanh quốc tế giúp sinh viên phát triển kỹ năng và hiểu biết cần thiết để quản lý hoạt động kinh doanh trong bối cảnh quốc tế. Theo đó người học sẽ được đào tạo về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, chiến lược kinh doanh toàn cầu, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, quản trị nhân sự toàn cầu, và quản lý dự án quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành này rất đa dạng, sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, cơ quan quốc tế hoặc tự mở doanh nghiệp của riêng mình. Cơ hội việc làm cũng rất rộng mở, từ các vị trí quản lý cấp cao đến các vị trí chuyên viên quản trị dự án, chuyên viên chiến lược hoặc tư vấn về thương mại quốc tế.
➤ Xem thêm về Khung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị khách sạn
Chuyên ngành này giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý trong lĩnh vực lưu trú và dịch vụ khách sạn, bao gồm các khía cạnh như quản lý dịch vụ khách hàng, tài chính khách sạn, quản trị nhân sự, phòng và tầng, nhà hàng và thực phẩm, sự kiện và hội nghị...
Theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ trở thành những người quản lý khách sạn có kỹ năng quản lý nguồn lực, phát triển doanh nghiệp khách sạn, và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong khách sạn.
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng về chiến lược tiếp thị, quản lý dịch vụ lữ hành, phát triển và quản lý điểm đến du lịch, quản lý tour du lịch, quản lý rủi ro và an toàn, cũng như sử dụng công nghệ và dữ liệu vào trong ngành du lịch. Nhờ đó mà sinh viên sẽ có khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch và lữ hành một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
➤ Xem thêm: Ngành Vật lý y khoa là ngành gì? Ra trường làm công việc gì?
Quản trị truyền thông đa phương tiện
Sinh viên sẽ học về kiến thức và kỹ năng quản lý chiến lược truyền thông, quảng cáo và tiếp thị truyền thông, sử dụng đa dạng các loại phương tiện truyền thông, quản lý sự kiện và quan hệ công chúng, quản lý và đánh giá hiệu quả truyền thông…
Từ đó có thể phát triển được khả năng quản lý chiến lược truyền thông đa phương tiện một cách chuyên nghiệp, sẵn sàng đối mặt với những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực truyền thông ngày nay.
Quản trị nhân sự
Sinh viên chuyên ngành này được học cách quản lý chuỗi cung ứng nhân sự, caccsh phát triển và đào tạo nhân sự, quản lý hiệu suất, mối quan hệ lao động, chính sách nhân sự và luật lao động. Chuyên ngành sẽ giúp sinh viên trở thành những chuyên gia trong quản lý nguồn nhân lực có khả năng đối mặt với các thách thức trong hoạt động quản lý tổ chức và tận dụng tối đa tiềm năng của nhân viên.
Quản trị tài chính
Chuyên ngành Quản trị Tài chính sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý nguồn lực tài chính trong tổ chức như cách phân tích tài chính, chiến lược tài chính, cách xây dựng và duy trì ngân sách, quản lý rủi ro tài chính, quản lý đầu tư và vốn, và luật lệ tài chính và thuế…
Từ đó sẽ giúp cho người học trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính có khả năng đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả cho các tổ chức.
Quản trị marketing
Sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh marketing sẽ được đào tạo kiến thức liên quan đến quảng cáo và tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quản lý thương hiệu, quản lý kênh phân phối, chiến lược sản phẩm và giá cả, quản lý quan hệ khách hàng.
Tốt nghiệp chuyên ngành này sinh viên sẽ trở thành những chuyên gia tiếp thị có khả năng tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh, đồng thời xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực với khách hàng.
Như vậy bài viết vừa tổng hợp đến bạn đọc 10 chuyên ngành Quản trị kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng sẽ là hành trang giúp các sĩ tử có định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng. Chúc các bạn thành công.