Vật lý y khoa là ngành gì? Thi khối nào? Sau khi ra trường có thể làm gì? là thắc mắc của nhiều sĩ tử khi đang chuẩn bị bước vào giai đoạn xét tuyển Đại học. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành Vật lý y khoa trước khi có quyết định lựa chọn ngành học.
Giới thiệu chung về ngành Vật lý y khoa
Ngành Vật lý y khoa là gì?
Vật lý y khoa là ngành thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, có vai trò quan trong trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh, cải thiện chất lượng dịch vụ Y tế nhằm mục đích cải thiện sức khỏe của cộng đồng.
Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý sinh học, vật lý học tế bào, vật lý hình học, vật lý học điều trị và vật lý học hấp thu. Các kỹ sư Vật lý y khoa dựa vào các công cụ và kỹ thuật của vật lý để phân tích các tình trạng và quá trình của cơ thể, từ kết quả đó sẽ phát triển ra các công nghệ và phương pháp điều trị bệnh.
Hiện nay có nhiều ứng dụng ngành Vật lý y khoa được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh như: chẩn đoán bằng tomografi, siêu âm, CT scan, phóng xạ, nội soi, điện xung, sóng siêu âm, điện từ trường, MRI, PET và SPECT và nhiều công nghệ khác.
Các khối xét tuyển ngành Vật lý y khoa
Để đăng ký xét tuyển vào ngành Vật lý y khoa, tùy từng trường thí sinh có thể sử dụng một trong những tổ hợp xét tuyển sau đây:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lí, Sinh học)
- Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- Khối BK1 (áp dụng kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
Các trường xét tuyển ngành Vật lý y khoa?
Ngành Vật lý y khoa hiện nay còn khá ít trường đào tạo, các bạn có thể tham khảo một số trường cùng với điểm chuẩn năm 2023 dưới đây:
TT |
Tên trường |
Điểm chuẩn ngành Vật lý y khoa |
1 |
Đại học Bách khoa Hà Nội |
24.02 |
2 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành |
15 |
3 |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM |
24 |
Học ngành Vật lý y khoa ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Vật lý y khoa, người học sẽ có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để đảm nhận vị trí công việc tại:
Bệnh viện, trung tâm Y tế, Xạ hình chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, X-quang, các khoa Xạ trị ung bướu…
- Các doanh nghiệp, công ty chuyên tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ liên quan đến kỹ thuật xạ trị, kỹ thuật X-quang, y học hạt nhân.
- Chuyên viên tham gia vào các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa linh kiện đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.
- Cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, các đơn vị đào tạo về lĩnh vực Vật lý Y khoa.
- Cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến ngành Vật lý y khoa và lĩnh vực khoa học sức khỏe.
Mức lương ngành Vật lý y khoa như thế nào?
Mức lương của ngành Vật lý y khoa tại nước ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, nơi làm việc và quy mô của công ty.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu và thống kê thì mức lương trung bình của các kỹ sư, chuyên gia Vật lý y khoa tại nước ta dao động trong khoảng từ khoảng 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào các yếu tố trên.
Với những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và có khả năng tiếng Anh tốt hoặc làm việc tại các công ty nước ngoài thì mức lương có thể cao hơn nhiều so với mức lương trung bình.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Y tế trong thời gian gần đây, thì ngành Vật lý y khoa là một trong những ngành có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai, bởi vì ngành này liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển ra các công nghệ và sản phẩm Y tế mới, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
Những tố chất phù hợp để học ngành Vật lý y khoa
Ngành Vật lý y khoa là ngành đa dạng và rất phức tạp, do vậy để theo học được ngành này yêu cầu người học cần phải có kiến thức và kỹ năng về cả Vật lý và Y học. Vì vậy nếu có những tố chất cơ bản dưới đây thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Vật lý y khoa:
- Khả năng tư duy logic: Đây là ngành rất phức tạp, và liên quan đến sức khỏe của con người vì vậy yêu cầu người học phải có khả năng tư duy logic để hiểu và giải quyết các vấn đề.
- Khả năng tìm kiếm, đọc và hiểu thông tin: Kiến thức của ngành này rất rộng và thường xuyên được cập nhật nên người học cần phải có khả năng tìm kiếm, đọc và hiểu các tài liệu để có thể học tốt cũng như làm tốt công việc sau này
- Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm: Để thực hiện được các bài tập cũng như nghiên cứu yêu cầu người học phải có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
- Yêu thích và và có niềm đam mê với ngành: Để có thể tiếp thu kiến thức và làm việc tốt hơn người học cần phải có niềm đam mê với ngành này. Bởi đây là ngành học khá khô khan nếu như không yêu thích chắc chắn bạn sẽ không có hứng thú trong việc học cũng như công việc sau này.
- Sự kiên nhẫn và tập trung: Môi trường học tập và làm việc trong ngành Vật lý y khoa khá căng thẳng, và áp lực cao, nếu như bạn không có sự kiên nhân và tập trung sẽ không thế học tập tốt cũng như làm việc rất dễ xảy ra sai sót.
Như vậy Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vừa chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về ngành Vật lý y khoa. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn sĩ tử có thêm kiến thức để quyết định lựa chọn ngành học phù hợp với mình.