Muốn biết được bản thân mình có thực sự phù hợp và đủ năng lực theo học ngành học nào đó sẽ cần phải tìm hiểu về chương trình đào tạo. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp khung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh để giúp cho các bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn của bản thân.
Mục tiêu chuẩn đầu ra
Mục tiêu chung
Sinh viên sau khi học chương trình quản trị kinh doanh sẽ có kiến thức cơ bản để áp dụng vào quản trị kinh doanh. Có các kỹ năng giao tiếp, khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất như:
- Những kiến thức về môi trường kinh doanh, quản trị và điều hành một tổ chức kinh doanh.
- Có các kỹ năng nghề nghiệp như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phân tích tư duy hệ thống. Ý thức trách nhiệm, đạo đức và có kỷ luật trong kinh doanh. Tự học và tự hoạch định nghề nghiệp cho bản thân.
- Khả năng làm việc độc lập cá nhân, làm việc nhóm.
Cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: Nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu... Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.
➤ Xem tìm hiểu thêm mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh
Khung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh
Cụ thể những môn học trong chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh như sau:
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
- Giáo dục quốc phòng - An ninh 1
- Giáo dục quốc phòng - An ninh 2
- Giáo dục quốc phòng - An ninh 3
- Giáo dục thể chất 1+2+3
- Anh văn căn bản 1
- Anh văn căn bản 2
- Anh văn căn bản 3
- Anh văn tăng cường 1
- Anh văn tăng cường 2
- Anh văn tăng cường 3
- Pháp văn căn bản 1
- Pháp văn căn bản 2
- Pháp văn căn bản 3
- Tin học căn bản
- TT. Tin học căn bản (*)
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Xác suất thống kê
- Pháp luật đại cương
- Toán kinh tế 1
- Kỹ năng giao tiếp
- Logic học đại cương
- Xã hội học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Tiếng Việt thực hành
- Văn bản và lưu trữ học đại cương
Khối kiến thức cơ sở ngành quản trị kinh doanh
- Kinh tế vi mô 1
- Kinh tế vĩ mô 1
- Nguyên lý thống kê kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
- Luật kinh tế
- Quản trị học
- Marketing căn bản
- Nguyên lý kế toán
- Tài chính - Tiền tệ
- Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kế toán quản trị 1
- Kinh tế lượng
- Phân tích định tính trong kinh doanh
- Kinh tế quốc tế
- Kế toán tài chính 1
- Ứng dụng toán trong kinh doanh
- Quản trị văn phòng
- Quản trị sự thay đổi
➤ Xem thêm Tổng hợp 10 chuyên ngành Quản trị kinh doanh phổ biến nhất
Khối kiến thức chuyên ngành
- Quy hoạch tuyến tính
- Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
- Mô phỏng tình huống trong kinh doanh
- Anh văn thương mại 1
- Quản trị tài chính
- Quản trị sản xuất
- Quản trị dự án
- Quản trị chất lượng sản phẩm
- Quản trị Marketing
- Chuyên đề Quản trị kinh doanh
- Kiến tập ngành Quản trị kinh doanh
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị chiến lược
- Hành vi tổ chức
- Quản lý kỹ thuật và công nghệ
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp
- Tâm lý quản lý
- Thương mại điện tử
- Quản trị quan hệ khách hàng
- Kiểm toán hoạt động
- Nghiên cứu Marketing
- Kinh doanh quốc tế
- Thị trường chứng khoán
- Thuế
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Quản trị thương hiệu
- Phân tích hoạt động kinh doanh
- Khởi sự doanh nghiệp
- Luận văn tốt nghiệp - QTKD
- Tiểu luận tốt nghiệp - QTKD
- Dự báo kinh tế
- Quản trị rủi ro kinh doanh
- Quản trị liên văn hóa
- Seminar Quản trị kinh doanh
Với những thông tin về khung chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh mà Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vừa chia sẻ, các bạn có thấy bản thân mình thực sự thích hợp với ngành học này hay không? Hãy cố gắng, nỗ lực để thực hiện được ước mơ của bản thân mình nhé! Chúc các bạn thành công trên con đường mình lựa chọn.