Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khí trong Y học cổ truyền là gì? Các tác dụng của Khí với cơ thể

Cập nhật: 22/11/2023 14:52 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Khí và huyết là khái niệm thường được nhắc tới trong Y học cổ truyền, đây là hai yếu tố cơ bản vận hành trong cơ thể của con người. Hôm nay Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ khí trong Y học cổ truyền là gì nhé. Mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây.

Khí trong Y học cổ truyền là gì?

Khí trong Y học cổ truyền được hiểu là một dạng năng lượng vô hình chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Nó được coi là năng lượng gốc của cơ thể, có vai trong quan trọng trong việc lưu thông, điều hòa các hoạt động của các cơ quan, tạng phủ và các chức năng khác trong cơ thể.

Nguồn gốc của khí là từ sự sinh hóa tinh khí của đồ ăn cùng với khí trời khi cơ thể hít vào. Khí được tạo ra để giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển các huyết dịch đi nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận của cơ thể cũng như duy trì hoạt động sống của con người. Nếu vận động của khí dừng đồng nghĩa với việc sự sống chấm dứt.

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng:

  • Khí là chỉ sự hoạt động của các tạng phủ.
  • Khí không ngừng vận hành huyết dịch trong kinh mạch, bên trong nuôi dưỡng tạng phủ, bên ngoài thì nuôi dưỡng các bì mao - kinh lạc - cân cốt, nên nó còn được gọi là khí lực.
  • Khí là dạng vật chất giúp nuôi dưỡng và duy trì các hoạt động của cơ thể. Tạng phủ được nuôi dưỡng bởi các dạng vật chất này sẽ phát sinh ra các hoạt động cơ năng.
  • Công năng hoạt động của khí ở tạng phủ gọi là tạng khí.
  • Khí của tiên thiên kết hợp với khí của hậu thiên được gọi là chân khí hoặc chính khí.
Khí trong đông y là gì
Khí trong đông y là gì

>>> Tham khảo thêm: Lục khí là gì và mối quan hệ lục khí với bệnh tật

Phân loại khí trong Đông Y

Khí được chia làm 4 loại: Nguyên khí, Tông khí, Dinh khí và Vệ khí.

Nguyên khí

Nguyên khí bao gồm khí nguyên dương và khí nguyên âm bẩm thụ ở tiên thiên. Nó tàng trữ ở thận, qua đường tam tiêu đi khắp các nơi để thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng và là nguồn gốc sự sinh hóa của cơ thể. Nếu cơ thể có nguyên khí đầy đủ tạng phủ sẽ mạnh, ít bệnh tật và ngược lại.

Tông khí

Là dạng không khí tự nhiên được cơ thể hít vào, kết hợp cùng với khí của tinh vi thủy cốc do tỳ vị tiêu hóa mà thành, tông khí được hình thành ở phế và tích tụ ở ngực, có tác dụng giúp phế hô hấp và giúp hành dưỡng huyết toàn thân.

Dinh khí

Là tinh khí của thủy cốc sinh ra. Sau khi dinh khí vào mạch sẽ tạo thành một bộ phận của huyết. Cho nên ngoài công năng sinh huyết, nó còn có tác dụng dinh dưỡng toàn thân.

Vệ khí

Là một bộ phận của dương khí, do thủy cốc sinh ra. Vệ khí có nguồn gốc ở tỳ vị, xuất phát ở thượng tiêu, lưu hành ở ngoài mạch. Tính chất lưu hành mau, bên ngoài phân bố đi toàn thân, bên trong thì vào tạng phủ giúp làm ấm tạng phủ; bên ngoài đi ra cơ biểu giúp đóng mở lỗ chân lông từ đó có thể bảo vệ được cơ thể kháng ngại tà.

Các tác dụng của khí đối với cơ thể

Khí có tác dụng rất quan trọng đối với cơ thể. Nó là 1 trong những vật chất cơ bản cấu thành nên cơ thể, và là động lực giúp thúc đẩy, khống chế và điều tiết mọi hoạt động sinh lý của tạng phủ, từ đó mà duy trì hoạt động của quá trình sống.

Tác dụng kích phát và thúc đẩy

Khí có tác dụng kích phát và thúc đẩy tất cả các chức năng hoạt động sinh lý của tạng phủ, như thúc đẩy sản sinh vị khí, thận khí, sản sinh khí của thủy cố tinh vi, thúc đẩy hấp thu tiêu hóa, thúc đẩy chức năng phát dục, sinh trưởng và sinh dục của cơ thể.

Tác dụng ôn ấm

Khí thuộc dương, vận hành đi khắp toàn thân cho nên có tác dụng ôn ấm, duy trì nhiệt độ bình thường cho cơ thể như khí âm của nguyên khí, thận khí dưỡng tạng phủ, tứ chi.

Tác dụng phòng ngự

Vệ khí phiêu hãn hoạt tiết giúp ngăn chặn các loại bệnh tật, bổ tán trong ngoài hộ vệ cơ thể, và có tác dụng giúp cơ thể bị ngoại tà xâm nhập vào.

Tác dụng cổ nhiếp

Chủ khí giúp tân dịch vận hành trong mạch bình thường không vong hành, khống chế nhị âm, đồng thời khai mở lỗ chân lông để giúp khí huyết tinh tân dịch vận hành không hao và bài trọc ra ngoài, không để uất tích là có hại.

Tác dụng khí hóa

Nhờ vào tác dụng của khí hóa quá trình vận hành của khí sẽ phát sinh các loại biến hóa, phàm các khí, huyết, tinh, tân dịch sản sinh chuyển hóa lẫn nhau.

Các bài thuốc bổ khí trong Y học cổ truyền

Bài thuốc bổ khí an thần giúp điều trị suy nhược cơ thể
Bài thuốc bổ khí an thần giúp điều trị suy nhược cơ thể

>>> Bạn đọc có thể xem thêm: Những thực phẩm bổ dương khí giúp cân bằng cơ thể

Bổ khí an thần

Gồm: hoàng tinh 16g, ý dĩ 16g, táo nhân 12g, viễn chí 10g, hạt sen 8g, đương quy 6g, thạch xương bồ 6g, đẳng sâm 12g, long nhãn 12g, tục đoạn 12g, xuyên khung 6g, sa nhân 6g, cao khỉ 30g, mật ong 300g.

Cách dùng: tán bột làm thành viên, mỗi ngày dùng từ 12g – 16g.

Tác dụng: điều trị chứng suy nhược cơ thể, ngủ ít, ăn ít, mệt mỏi, sút cân.

Bài thuốc kích thích tiêu hóa

Gồm: củ gấu 40g, vỏ gối 28g, sơn tra 25g, chỉ xác 28g, vỏ quýt 25g, gừng 20g, phèn phi 16g.

Cách dùng: đem tán thành bột, uống mỗi ngày 8g với nước ấm, chia ra uống 2 lần trong ngày.

Bán hạ hậu phác thang

Gồm: bán hạ chế 8g, sinh khương 8g, phục linh 8g, hậu phác 6g, tô diệp 6g.

Cách dùng: sắc uống, chia ra uống sáng, trưa, tối.

Tác dụng:

  • Điều trị chứng đàm khí uất kết gây triệu chứng khạc không ra, cảm giác có gì vướng trong họng, nuốt không xuôi, ngực sườn đầy tức, ho, nôn mửa.
  • Điều trị rối loạn thần kinh các chức năng như rối loạn tiêu hóa, hysteria...

Trừ đàm giáng nghịch

Gồm: vỏ quýt 12g, trúc nhự 12g, đẳng sâm 12g, ý dĩ 12g, gừng 8g, cam thảo 8g.

Cách dùng: sắc lấy nước uống.

Tác dụng: điều trị chứng nôn mửa do tỳ vị hư nhược.

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về khí trong Y học cổ truyền. Hy vọng rằng đây là những thông tin hữu phục vụ cho việc học tập và làm việc của bạn tốt hơn. Chúc bạn luôn thành công.

Thông tin hữu ích khác
cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan... hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như...
Xem thêm >>



0899 955 990