Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm huyết học

Cập nhật: 18/10/2019 15:01 | Người đăng: Lường Toán

Xét nghiệm huyết học chính là một trong những xét nghiệm rất phổ biến thường được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Xét nghiệm máu sẽ cung cấp những chỉ số vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu biết về các chỉ số xét nghiệm huyết học cùng với một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm máu.


Xét nghiệm huyết học chính là một trong những xét nghiệm rất phổ biến thường được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân

Mục đích của việc xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học chính là một xét nghiệm rất đơn giản và thường gặp nhất chính là những loại xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm mỡ máu: Khi thực hiện phương pháp xét nghiệm này có thể giúp xác định được hàm lượng cholesterol và triglyceride ở trong máu
  • Xét nghiệm đường huyết: Đây là phương pháp xét nghiệm được sử dụng để xác định được nồng độ đường ở trong máu. Thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng của những người bị mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần: xác định cụ thể các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu từ đó giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm những bệnh lý về hệ tạo máu như: suy tủy, thiếu máu, ung thư máu hoặc một số cảnh báo sớm về những bệnh lý viêm nhiễm khác.
  • Xét nghiệm men gan: Xét nghiệm men gan sẽ bao gồm men AST ( còn gọi là SGOT) và men ALT (còn gọi là SGPT) các enzym sẽ được giải phóng khi gan có những tế bào bị tổn thương. AST không chỉ có ở trong gan mà còn tồn tại ở trong các cơ quan khác như tim, cơ vân, tụy, thận, não… ALT chỉ có chủ yếu ở trong gan. Chính vì thế, nồng độ ALT biểu trưng đặc hiệu cho những tổn thương ở gan tốt hơn so với AST. Đối với những người bình thường, giá trị ALT là 5 đến 49 và AST là 9 đến 48.

Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

Lymphocyte chính là những tế bào có khả năng miễn dịch. Các tế bào miễn dịch sẽ bao gồm lympho B và lympho T.

  • Lượng Lymphocyte trong cơ thể sẽ tăng lên đối với những trường hợp: suy tuyến thượng thận, bệnh bạch cầu dòng lympho, nhiễm khuẩn… Lượng Lymphocyte trong cơ thể sẽ bị giảm trong trường hợp người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS, sốt rét, thương hàn nặng, ung thư, lao.
  • Lượng Lymphocyte thường từ 20 đến 25%.

WBC (White Blood Cell) 

WBC chính là số lượng bạch cầu ở trong một thể tích máu.

  • Giá trị trung bình của lượng bạch cầu ở trong máu thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
  • Lượng bạch cầu ở trong máu sẽ tăng lên trong những trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, u bạch cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp hoặc có thể là do sử dụng một số loại thuốc điều trị như corticosteroid.
  • Lượng bạch cầu trong máu sẽ giảm khi nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu máu bất sản,thiếu vitamin B12 hoặc có thể là do sử dụng một số loại thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..

NEUT (Neutrophil) - bạch cầu trung tính

  • Lượng bạch cầu trung tính trong máu chiếm khoảng 60-66%
  • Chức năng quan trọng của bạch cầu trung tính chính là thực bào. Chúng sẽ tấn công và ăn các loại vi khuẩn khi các loại vi khuẩn này xâm nhập vào trong cơ thể do đó lượng bạch cầu trung tính sẽ tăng lên trong những trường hợp bị nhiễm trùng cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp…
  • Lượng bạch cầu trung tính sẽ bị giảm khi người bệnh bị nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm thiếu máu bất sản và dùng các loại thuốc để ức chế hệ miễn dịch.

MON (monocyte) - bạch cầu mono

  • Lượng bạch cầu mono trung bình trong máu khoảng 4-8%
  • Mono chính là những bạch cầu đơn nhân và sau đó sẽ biệt hóa thành đại thực bảo. Cơ chế bảo vệ cơ thể của đại thực bào chính là thực bào và khả năng thực bào của bạch cầu mono còn mạnh hơn cả những bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Lượng bạch cầu mono trong máu sẽ tăng lên khi cơ thể bị nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,...
  • Lượng bạch cầu mono giảm trong những trường hợp bị thiếu máu bất sản hoặc sử dụng corticosteroid.

EOS (eosinophils) - bạch cầu ái toan

  • Giá trị bạch cầu ái toan thông thường khoảng 0.1 - 7%
  • Các bạch cầu ái toan có khả năng thực bào rất yếu. Lượng bạch cầu này có thể tăng lên trong những trường hợp cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng hoặc một số căn bệnh về dị ứng… Khi sử dụng corticosteroid sẽ khiến cho lượng bạch cầu ái toan bị giảm.

BASO (basophils) - bạch cầu ái kiềm

  • Những bạch cầu ái kiềm có vai trò rất quan trọng trong những phản ứng dị ứng.
  • Giá trị bạch cầu ái kiềm thông thường khoảng 0.1 - 2.5%
  • Lượng bạch cầu ái kiềm có thể tăng lên đối với những người bị mắc bệnh đa hồng cầu, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh leukemia mạn tính… Lượng bạch cầu ái kiềm sẽ giảm khi gặp phải những tổn thương tủy xương, quá mẫn, stress...

RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị hồng cầu trung bình ở trong máu khoảng 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
  • Lượng hồng cầu sẽ giảm đối với những trường hợp bị thiếu máu, suy tủy, lupus ban đỏ, sốt rét…
  • Đối với những người mắc bệnh về tim mạch, đa hồng cầu hoặc cơ thể bị mất nước sẽ khiến cho lượng hồng cầu tăng lên.

HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Hemoglobin hay chính là những huyết sắc tố, một dạng phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và giúp cho hồng cầu có màu đỏ.

  • Lượng hồng cầu thông thường đối với nữ là 12 đến 16 g/dl và đối với nam là 13 đến 18 g/dl
  • Giảm trong thiếu máu, tán huyết, xuất huyết
  • Tăng trong mất nước, bỏng hoặc những người bị bệnh tim

HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

  • Giá trị thông thường của tỉ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần đối với nam thường là 45 đến 52% và đối với nữ là 37 đến 48%.
  • Tăng đối với những trường hợp mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi, cơ thể bị mất nước, chứng tăng hồng cầu.
  • Giảm đối với những trường hợp bị xuất huyết, thiếu máu, mất máu.


Các chỉ số xét nghiệm huyết học có vai trò rất quan trọng giúp phát hiện ra các loại bệnh tật

MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

  • Thể tích trung bình của một hồng cầu sẽ được tính theo công thức HCT chia cho số lượng hồng cầu và giá trị trung bình trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl).
  • Thể tích trung bình của một hồng cầu sẽ tăng lên trong thiếu máu hồng cầu to do cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, bệnh gan, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu.
  • Thể tích trung bình của một hồng cầu sẽ giảm đối với những trường hợp bị mắc bệnh thalassemia, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

  • Lượng huyết sắc tố trung bình ở trong một hồng cầu được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu trong máu. Giá trị trung bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).
  • Tăng đối với trẻ sơ sinh hoặc thiếu máu hồng cầu to.
  • Giảm đối với những trường hợp bị thiếu máu, thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration)

MCHC chính là nồng độ trung bình của lượng huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu.

  • Nồng độ trung bình của lượng huyết sắc tố hemoglobin ở trong một thể tích máu sẽ được tính bằng cách lấy HBG chia HCT, giá trị trung bình trong khoảng 32 đến 36%.
  • MCHC sẽ tăng hoặc giảm trong những trường hợp tương tự như với MCH.

RDW (Red Cell Distribution Width)

RDW là độ phân bố kích thước hồng cầu ở trong máu

  • Khi giá trị này càng cao thì cũng chứng tỏ rằng kích thước của hồng cầu đã bị thay đổi ngày càng nhiều.
  • Giá trị trung bình của độ phân bố kích thước hồng cầu ở trong máu thường từ 11 đến 15%.

PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

PLT là số lượng tiểu cầu ở trong một thể tích máu. Tiểu cầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu. Nếu như số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây ra tình trạng mất máu, nếu như số lượng tiểu cầu ở trong máu quá cao sẽ có thể hình thành những cục máu đông gây ra tình trạng tắc mạch và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim rất cao.

  • Giá trị trung bình khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3
  • Số lượng tiểu cầu sẽ tăng lên trong những trường hợp bị chấn thương, rối loạn tăng sinh tuỷ xương, viêm nhiễm, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt lá lách.
  • Số lượng tiểu cầu sẽ tăng lên trong những trường hợp bị suy tủy, cường lách, ức chế tủy xương, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh, hóa trị liệu, ung thư di căn...

PDW (Platelet Disrabution Width)

PDW là độ phân bố kích thước của tiểu cầu. 

  • Giá trị trung bình thường nằm trong khoảng từ 6 - 18%
  • Độ phân bố kích thước của tiểu cầu sẽ tăng lên trong những trường hợp bị bệnh ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Độ phân bố kích thước của tiểu cầu sẽ giảm đối với những trường hợp nghiệm rượu.

MPV (Mean Platelet Volume)

MPV chính là thể tích trung bình của tiểu cầu ở trong một thể tích máu.

  • Giá trị trung bình thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
  • Giá trị này sẽ tăng lên đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch
  • Giảm trong những trường hợp thiếu máu nguyên hồng cầu, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu cấp tính.

Những điều cần phải lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm huyết học

Tuyệt đối không được uống thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm huyết học: nếu như các bạn đã lỡ uống thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm thì cần phải thông báo với các bác sĩ để họ có những phương hướng xử lý phù hợp nhất vì trên thực tế không phải loại thuốc nào cũng gây ra ảnh hưởng đối với xét quả xét nghiệm máu.

Nhịn ăn: Có một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh cần phải nhịn ăn trong khoảng từ 8 cho đến 12 tiếng để có được kết quả chính xác nhất như: xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật… Người bệnh sẽ có thể không cần phải nhịn đói trước khi làm những xét nghiệm như: cường giáp, HIV…

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu không được sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…

Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây, hy vọng rằng các bạn đã có thể hiểu được ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm huyết học. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990