Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chỉ số HCT là gì? Ý nghĩa chỉ số HCT trong xét nghiệm máu như thế nào?

Cập nhật: 13/01/2022 07:13 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Chỉ số HCT là một trong các chỉ số xét nghiệm máu. Trường hợp HCT cao, thấp hơn bình thường báo hiệu căn bệnh nghiêm trọng. Để tìm hiểu chỉ số HCT là gì? Ý nghĩa chỉ số này như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé.

1. Chỉ số HCT là gì?

Chỉ số HCT viết tắt của hematocrit, được hiểu là tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần hay còn gọi là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Đó chính là phần trăm thể tích máu mà được chiếm giữ bởi các tế bào máu. Chỉ số đó quan trọng với việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu thể hiện qua chỉ số HCT thấp hay có nghi ngờ về bệnh tim mạch, phổi…

Chỉ số HCT dự phòng và kiểm soát liên quan bệnh về máu
Chỉ số HCT dự phòng và kiểm soát liên quan bệnh về máu

Sự thay đổi về chỉ số huyết học báo hiệu cơ thể bạn đang mắc phải bệnh nào đó, kể cả việc tăng hoặc giảm chỉ số máu trong cơ thể. Trong đó thì bạn cần lưu ý đến chỉ số huyết học cơ thể là HCT.

Cách tính chỉ số HCT (%)=  thể tích hồng cầu : thể tích máu toàn phần trong cơ thể. 

2. Xét nghiệm HCT là gì?

Để xác định được chỉ số HCT thì bạn phải thực hiện xét nghiệm máu rất quan trọng. Xét nghiệm HCT là phương pháp điện ly tế bào máu toàn phần gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu. Từ đó xác định được thể tích tế bào hồng cầu trong cơ thể và thể tích hồng cầu trong tổng thể tích máu toàn phần trong cơ thể.

Tuy nhiên, dựa vào riêng chỉ số HCT trong xét nghiệm máu thì chưa thể kết luận chính xác về bệnh được. Theo đó bạn hãy thực hiện thêm một số xét nghiệm về khối lượng hemoglobin trong hồng cầu (MCH), thể tích trung bình của hồng cầu, nồng độ của hồng cầu (MCHC) và số lượng hồng cầu RBC.

3. Ý nghĩa của chỉ số HCT là gì?

Ý nghĩa chỉ số HCT trong máu là gì? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Chỉ số HCT cao hay thấp thì bạn cũng không nên chủ quan. Bởi sự thay đổi bất thường đó báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

3.1. Chỉ số HCT bình thường khi nào?

Chỉ số HCT bình thường là bao nhiêu? Theo chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tùy vào độ tuổi và giới tính sẽ quy định về mức độ của HCT bình thường khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Dưới 15 tuổi: HCT bình thường từ 35 % đến 39%.
  • Trên 15 tuổi: Nữ từ 37% đến 48%, nam từ 45% đến 52%.

Xác định chỉ số HCT bình thường cho biết người có tình trạng sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý về hồng cầu.

3.2. Chỉ số HCT thấp hơn bình thường

Chỉ số HCT thấp có sao không? Đây là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Theo đó thì, những nguyên nhân dưới đây khiến cho chỉ số HCT trong xét nghiệm huyết học thấp hơn bình thường:

Đánh giá tình trạng sức khỏe qua chỉ số HCT
Đánh giá tình trạng sức khỏe qua chỉ số HCT
  • Do thiếu máu hoặc mất máu
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bị ốm lâu ngày khiến cho bạch cầu tăng
  • Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
  • Bị thừa nước trong cơ thể
  • Người bị thiếu hụt các loại vitamin nhóm B như Vitamin B9, Vitamin B12 cùng với các khoáng chất như sắt…
  • Trường hợp mắc bệnh về tuyến giáp
  • Các trường hợp mắc bệnh thận, người bị đa u tủy,
  • Bệnh nhân bị rối loạn tủy xương.
  • Bệnh nhân ung thư chuyển sang giai đoạn di căn đến tủy. 

Trên đây chưa bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến chỉ số HCT thấp, do vậy để xác định chính xác thì người bệnh nên đi thăm khám theo chỉ định của bác sĩ nhé.

3.3. Chỉ số HCT trong máu cao hơn bình thường 

Chỉ số HCT cao trường hợp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu quá mức. Tình trạng này là dấu hiệu báo hiệu sự bất thường của cơ thể như sau: 

  • Người đang trong tình trạng mất nước. 
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Bệnh nhân mắc phải bệnh đa hồng cầu. Bệnh này rất hiếm gặp do chứng rối loạn máu khiến cho cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu nhiều.
  • Người bệnh bị rối loạn dị ứng. 
  • Người bệnh bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 
  • Người sống tại vùng cao hay mắc bệnh mạch vành. 
  • Người bị giảm lưu lượng máu cụ thể như bị sốt, tiêu chảy,…
  • Bệnh nhân bị ngộ độc carbon monoxide

Như vậy có thể thấy, xác định chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là cực kỳ quan trọng khi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bạn thì các bác sĩ sẽ kết hợp với những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác. Nếu có phác đồ điều trị phù hợp sẽ nâng cao sức khỏe bệnh nhân đồng thời tránh được nguy cơ biến chứng nguy hiểm. 

3. Làm gì để chỉ số HCT về mức ổn định?

Chỉ số HCT cao, thấp bất thường do một số nguyên nhân bệnh lý thì việc điều trị dứt điểm bệnh quan trọng nhất chính là đưa chỉ số HCT về mức ổn định.  Theo đó, người bệnh cần phải tuân thủ những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc khi điều trị bệnh. Tránh việc tự ý mua thuốc điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. 

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh hoạt và dinh dưỡng đầy đủ. Quan trọng nhất, hãy lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo, lành mạnh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để bổ sung đủ chất cho cơ thể sớm hồi phục. Nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hay thực phẩm chế biến sẵn. Sau thời gian hồi phục nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để có được sức khỏe tốt nhất nhé. 

Để có sức khỏe ổn định thì các bạn cần duy trì được thói quen, lối sống lành mạnh như tập thể dục mỗi ngày. Đây chính là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất cho bạn. Không chỉ vậy, việc tập thể dục hàng ngày mang đến tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn. Bạn hãy ngủ đủ giấc, tránh thức khuya đồng thời loại bỏ những thói quen gây hại như uống rượu, hút thuốc lá hoặc làm trong môi trường thiếu oxy…

Những chia sẻ trong bài viết trên đây nhằm giúp bạn nắm được chỉ số HCT trong máu an toàn từ đó sớm phát hiện tình trạng cơ thể bất thường và có hướng điều trị phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990