Bị ong đốt khiến bạn bị sưng, đau và có thể bị nhiễm độc nếu không biết cách sơ cứu. Vậy xử trí khi bị ong đốt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.
Ở nước ta có rất nhiều loại ong, một số loại có khả năng nhiễm độc là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày và một số loại phổ biến ở vùng núi. Những loại ong này rất độc và nguy hiểm, chúng thường hoạt động nhiều vào mùa hè và mùa thu.
Tham khảo thêm:
Những biểu hiện sau khi bị ong đốt thường là sưng nề và đau tại vết đốt. Một số vị trí nguy hiểm mặt, đầu, cổ có thể gây nên triệu chứng khó thở và tổn thương quanh mắt, đồng thời nó có thể gây dị ứng mẩn đỏ, ngứa toàn thân. Người bị ong nguy hiểm đốt, hay bị đốt nhiều tại vị trí nguy hiểm thì có thể gây khó thở, sốc do dị ứng ( mạch nhanh và yếu, tụt huyết áp…)
Cách xử trí khi bị ong đốt
Ong đốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hãy tham khảo các bước dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những biến chứng khi bị ong đốt.
- Nhanh chóng di chuyển ra xa khu vực có ong
- Để nạn nhân nằm yên một chỗ, không nên cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan rộng trong cơ thể
- Dùng nhíp hoặc khều nhẹ để lấy ngòi chích của ong ra. Lưu ý không nên dùng tay nặn ngòi ra vì túi nọc độc sẽ bị vỡ và làm cho chúng lan rộng thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Sau đó rửa sạch vị trí có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng rồi chườm đá lên vị trí bị đốt để làm giảm sưng đau.
- Người bệnh cần được uống nhiều nước để thải bớt độc
- Nếu nạn nhân có những triệu chứng khó thở thì cần ngay lập tức đưa đến cơ sở gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là người có những dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng hơn.
9 cách xử lý nhanh khi bị ong đốt
Sau khi thực hiện các thao tác trên, nếu muốn các vết sưng đau giảm nhanh đồng thời trung hòa nọc độc của ngòi ong thì tham khảo những cách dưới đây ngay nhé:
Chườm đá lạnh
Bạn hãy bỏ đá vào khăn hoặc một tấm vải rồi chườm lên vết sưng đau do ong đốt khoảng 20 phút. Việc này sẽ giúp làm giảm lưu lượng máu và làm tê khu vực bị ong đốt. Từ đó bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn
Dùng tinh dầu oải hương
Bạn hãy thoa nhẹ nhàng vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên vị trí bị ong đốt giúp giảm triệu chứng đau nhức và sưng tấy. Nếu không có sẵn tinh dầu hoa oải hương thì bạn có thể hòa bất kỳ một loại tinh dầu nào để bôi vào da.
Dùng kem đánh răng
Thoa kem đánh răng lên vết thương khoảng 30 phút. Việc này giúp tạo ra phản ứng ngứa ran, kem đánh răng có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác sưng đau. Ngoài ra nó còn có thể trung hòa nọc độc của ngòi ong.
Baking soda
Nếu muốn trung hòa các chất axit trong nọc ong để giảm triệu chứng sưng tấy thì bạn chỉ cần bôi hỗn hợp giấm với baking soda lên vết thương trong vòng 30 phút.
Bôi mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn rất tốt do vậy bôi mật ong lên vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút thì vết thương sẽ dịu đi nhanh chóng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hẳn. Trường hợp bạn bị dị ứng với mật ong thì không nên sử dụng theo cách này.
Dùng tỏi
Với công dụng như mật ong, tỏi được biết nhiều trong cách xử lý khi bị ong chích. Bằng cách nghiền nát vài tép tỏi rồi bỏ vào miếng gạc đắp lên vết thương giữ trong khoảng 30 phút. Lưu ý bạn không nên đắp trực tiếp tỏi vào vết thương vì nó có tính nóng dễ khiến vùng da bị bỏng rát và nhiễm trùng vết thương.
Thịt mềm
Đây là một cách xử trí khi bị ong đốt nhanh hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần đắp một lát thịt mỏng lên vùng da bị thương khoảng 20 - 25 phút, sau đó hãy rửa sạch lại bằng nước lạnh và xà phòng. Những dấu hiệu sưng tấy sẽ nhanh chóng giảm xuống rõ rệt.
Các cách phòng tránh bị ong đốt
- Hạn chế tiếp xúc với ong khi không cần thiết
- Không trêu ong, làm kích động hoặc gây tổn thương cho ong ( nó sẽ báo động cho đàn ong bay tới), không nên chọc phá tổ ong nếu không có thiết bị bảo hộ an toàn.
- Không nên để nhà cửa hoang không có người ở bởi ong rất dễ làm tổ ở đó.
- Nên phá tổ ong ngay khi nó mới xây tổ bởi lúc đó sẽ có ít con và phá tổ ong nếu nó ở nơi khu đông dân cư và đông người qua lại.
- Khi đi vào những nơi nguy hiểm có vùng ong thì không tránh mặc quần áo sáng màu, màu sắc sặc sỡ. Không nên dùng loại dược phẩm có mùi thơm trên người. Nên đeo các thiết bị bảo hộ: đầu đội mũ, đeo găng tay, mặc quần áo kín và dày.
- Trường hợp bị ong tấn công hãy dùng bình xịt sẵn có mùi khó chịu để xua đuổi ong ( không nên dùng loại có nguy cơ gây cháy rừng)
- Biện pháp loại bỏ tổ ong đúng cách: Dùng bình xịt diệt côn trùng, dùng khói ( không thực hiện nếu có nguy cơ gây cháy nổ). Sau đó hãy dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để chụp bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện phải dùng các thiết bị bảo hộ như trên.
Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn biết cách xử trí khi bị ong đốt do các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ. Chúc các bạn thành công! Nếu có những thắc mắc nào thì liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.