Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xử lý vết thương do bị trầy chân như thế nào?

Cập nhật: 20/08/2024 13:54 | Người đăng: Lường Toán

Thật khó để tránh khỏi những vết trầy chân trong cuộc sống. Những vết xước nhỏ thường không gây nguy hiểm tuy nhiên nếu không được xử lý đúng cách thì vết thương sẽ lâu lành và để lại sẹo xấu. Nguy hiểm hơn vết thương còn có thể gây nhiễm trùng hay hoạt tử nếu không được chăm sóc đúng cách. Hãy cùng tham khảo cách xử lý dưới đây nhé.

Những vết trầy chân tay thường là những vết thương do chà xát với bề mặt ráp bẩn. Do vậy dù là một vết thương nhỏ nhưng nếu không được xử lý thì nó cũng sẽ bị những vi khuẩn từ bụi bẩn, dị vật xâm nhập vào cơ thể gây nên những nguy cơ nhiễm trùng cao. 

Trầy chân cần xử lý như thế nào?

Bị trầy chân nên làm gì?

Dưới đây thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM hướng dẫn cách sơ cứu trầy chân đúng lúc, kịp thời để hạn chế những tổn thương trên.

Rửa tay trước khi xử lý vết thương

Bạn cần phải chắc chắn rằng tay bạn sạch sẽ trước khi tiến hành xử lý vết thương nếu như bạn không muốn bị lây nhiễm trong quá trình xử lý. Hãy rửa sạch tay với xà phòng hoặc đi găng tay một lần trước khi tiến hành xử lý trầy chân.

Rửa vết thương

Bạn nên rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng, không nên dùng những loại cồn, thuốc tím...để rửa vết thương. Những loại dung dịch có tính sát khuẩn mạnh gây chết các mô lành và khiến cho vết thương khó lành hơn.

Loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương

Sự tiếp xúc trầy chân với mặt đất không thể tránh khỏi những tác nhân như cát, bụi, mảnh mụn vỡ, ...Do vậy bạn cần phải loại bỏ những tác nhân trên để tránh sự lây nhiễm đến máu và giảm bớt quá trình làm việc ở các tế bào Bạch cầu. Nếu nước không thể giúp xối đi những dị vật khó lấy thì bạn có thể dùng oxy già hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Và tiêm phòng uốn ván trong trường hợp cần thiết theo sự chỉ định của nhân viên y tế.

Sau khi đã xử lý vết thương xong, bạn hãy dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng vết trầy chân để giúp da tránh khỏi những tổn thương.

Bôi kem và thuốc kháng sinh lên vết thương nếu vết thương bị bẩn

Trầy chân bôi thuốc gì? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Để làm giảm sự nhiễm trùng vết thương trong quá trình hồi phục, bạn có thể dùng một số loại thuốc kem bôi hoặc thuốc kháng sinh.

Theo các thầy cô khoa Cao Đẳng Dược TPHCM, bạn có thể dùng một số loại thuốc mỡ, hoặc kem kháng sinh có chứa các hoạt chất như neomycin, bacitracin, polymyxin...Khi dùng bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng về cách dùng và liều dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ

Nếu trong quá trình dùng có xuất hiện những biểu hiện dị ứng như ngứa, sưng, đỏ thì bạn cần phải ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé.

Băng vết thương

Sau khi thực hiện hết các thao tác trên, bạn cần đảm bảo vết trầy chân luôn trong tình trạng sạch sẽ, tránh khỏi những tác nhân của môi trường như bụi bặm, sự cọ xát của quần áo, nhiễm trùng bằng cách dùng băng dính hoặc gạc vô trùng cố định lại vết thương.

Chăm sóc vết trầy chân trong quá trình hồi phục

Trường hợp trầy chân nặng cần phải đi gặp bác sĩ 

Sau khi xử lý xong bạn cần theo dõi vết trầy chân để có cách xử lý kịp thời. Theo đó bạn cần phải thực hiện theo các bước dưới đây:

Thay băng khi cần

Trầy chân do nhiều nguyên nhân hay té xe trầy chân thì bạn cần phải theo dõi vết thương và thay băng khi cần ( trường hợp bị ướt hoặc bị bẩn )

Những tác động của việc gỡ băng có thể khiến vết thương đau hơn, do vậy bạn nên thực hiện thao tác chậm lại. Rửa lại vết thương khi thấy cần thiết trước khi băng lại. Hoặc ít nhất nên thay băng mỗi ngày một lần để đảm bảo vệ sinh, tránh những vi khuẩn do vết thương gây nên xâm nhập ngược vào trong.

Bôi kem và thuốc kháng sinh mỗi ngày

Trong mỗi lần thay băng bạn cần phải bôi lại thuốc kháng sinh giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, và chống nhiễm trùng. Bạn hãy bôi ít nhất 1 lần / ngày giúp ngăn ngừa hình thành vảy và sẹo khi vết thương khô. Nên thực hiện theo hướng dẫn để biết về liều lượng dùng.

Theo dõi quá trình tiến triển vết thương

Trầy chân nhanh lành hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên nếu thấy vết thương lâu lành và có dấu hiệu nhiễm trùng ( xuất hiện mủ ) thì cần phải đến gặp ngay các nhân viên y tế để được hỗ trợ nhé. 

Với những bệnh nhân tiểu đường thì vết trầy chân thường khó lành hơn, một số vết thương nặng không được tự ý điều trị tại nhà mà cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng trầy chân ở mỗi người. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có được bài học chăm sóc cơ thể đúng cách. Nếu có thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990