Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xét nghiệm Cholsesterol là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm Cholesterol

Cập nhật: 26/08/2019 08:51 | Người đăng: Lường Toán

Cholesterol có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cho con người, nó giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những câu hỏi xung quanh  xét nghiệm Cholesterol. Mời các bạn cùng theo dõi nhé

Cholesterol là gì?

Cholesterol là thành phần trong Lipit máu, nó đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cụ thể Cholesterol tham gia vào quá trình hoạt động của các tế bào sợi thần kinh, sản xuất hormone và giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh bình thường.

Xét nghiệm Cholesterol để phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm

Cholesterol hình thành từ 2 nguồn trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Có đến 75% cholesterol trong máu được sản sinh từ gan và các bộ phận khác trong cơ thể, số lượng còn lại là từ thức ăn. Một số loại thực phẩm có chứa Cholesterol như trứng, sữa, lòng đỏ trứng và nội tạng động vật.

Tham khảo thêm:

Cholesterol có 3 loại:

  • Cholesterol loại xấu ( LDL )

Loại này đóng vai trò vận chuyển hầu hết các Cholesterol trong cơ thể. Khi hàm lượng LDL tăng nhiều trong máu thì cơ thể sẽ có nguy cơ bị lắng đọng mỡ trong thành mạch máu, nhiều nhất là ở tim, phổi và là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Đây chính là lý do mà LDL được gọi là Cholesterol loại xấu. Nguy hiểm hơn, các mảng xơ vữa này có thể gây tắc hoặc hẹp mạch máu, vỡ mạch máu đột ngột, và gây nên những biến chứng là tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.

Những người có chế độ ăn uống không phù hợp, có thói quen sử dụng thuốc lá, cao huyết áp, đái tháo đường và không thường xuyên tập thể dục là nguyên nhân khiến hàm lượng LDL Cholesterol trong máu tăng cao.

  • Cholesterol loại tốt ( HDL)

Loại này chiếm khoảng 25 - 30% tổng hàm lượng Cholesterol trong máu. HDL có vai trò vận chuyển máu về gan. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Đây chính là lý do mà chúng được gọi là Cholesterol loại tốt

Hàm lượng HDL trong cơ thể giảm nguyên nhân có thể bắt nguồn từ lối sinh hoạt không lành mạnh: Ăn uống quá nhiều gây thừa cân, béo phì, người không tập thể dục thường xuyên, có thói quen hút thuốc lá…

  • Lp(a) Cholesterol 

Đây là một biến thể của LDL Cholesterol. Khi hàm lượng Lp(a) Cholesterol trong máu tăng cao có thể gây nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm Cholesterol là gì? 

Nồng độ Cholesterol trong máu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch. Do vậy việc xét nghiệm Cholesterol trong máu có một ý nghĩa khá quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người. Nói cách khác, Xét nghiệm Cholesterol trong máu là cách phòng tránh tốt nhất các bệnh lý tim mạch.

Các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nồng độ Cholesterol qua các xét nghiệm máu. Khi thực hiện xét nghiệm mà cả 2 dạng Cholesterol trên không phân biệt ra mà được đo chung với nhau thì được gọi là xét nghiệm cholesterol toàn phần. Để thực hiện xét nghiệm Cholesterol trong máu, các nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu từ bạn sau đó sẽ được phân tích các thành phần máu trong phòng thí nghiệm để cho ra các chỉ số kết quả được gọi là hồ sơ lipid máu.

Cách đọc kết quả xét nghiệm Cholesterol

Sự ảnh hưởng Cholesterol trong cơ thể như thế nào?

Để đọc được kết quả xét nghiệm Cholesterol trong máu, bạn cần phải biết được những chỉ số được coi là bình thường, mức nguy cơ cao và mức cao như thế nào. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết hết những vấn đề này.

  • Tổng số cholesterol

Tổng số cholesterol của bạn là chỉ số cholesterol toàn phần được tìm thấy trong máu của bạn.

- Mức bình thường: 200 mg/dL hoặc thấp hơn

- Mức đường biên (giới hạn cao): 200 - 239mg/dL

- Mức cao: 240 mg/dL trở lên

  • Lipoprotein mật độ thấp (LDL)

LDL hay còn được gọi là "cholesterol xấu” . Khi hàm lượng Cholesterol này tăng cao thì khả năng biến chứng rất nguy hiểm được thống kê ở trên. 

- Mức bình thường: 100 mg/dL hoặc thấp hơn

- Mức đường biên (giới hạn cao): 130 - 159 mg/dL

- Mức cao: 160 mg/dL trở lên

  • Lipoprotein mật độ cao (HDL)

HDL còn được gọi là "cholesterol tốt" có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tế bào trở lại gan để tái chế hoặc đào thải ra ngoài. Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hàm lượng HDL của bạn càng cao thì càng tốt cho sức khỏe

- Mức bình thường: 40 mg/dL hoặc thấp hơn

- Mức thấp: 39 mg/dL hoặc thấp hơn

- Mức lý tưởng: 60 mg/dL trở lên

  • Triglycerides

Triglycerides là một loại mỡ trong máu. Khi hàm lượng triglycerides tăng cao kết hợp với hàm lượng cholesterol LDL cao sẽ càng tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.

- Mức bình thường: 149 mg/dL hoặc thấp hơn

- Mức đường biên (giới hạn cao): 150 - 199 mg/dL

- Mức cao: 200 mg/dL trở lên

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo, với người trưởng thành nên kiểm tra nồng độ Cholesterol trong máu 5 năm/ lần. Bởi khi nồng độ Cholesterol tăng cao cũng không hề có một dấu hiệu nào. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn tầm soát được biến chứng nguy hiểm của bệnh gây nên và giúp bạn thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, để duy trì hàm lượng Cholesterol trong máu ở mức lành mạnh và tốt cho sức khỏe thì việc làm đầu tiên đó chính là bạn cần phải duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây đồng thời hạn chế được những thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa...Bên cạnh đó nên tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt nhất.

Thông qua bài viết về xét nghiệm máu thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ trên đây, hi vọng bạn có thể nắm được hàm lượng Cholesterol trong cơ thể mình để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề gì, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990