Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tư vấn: Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Cập nhật: 14/07/2019 13:58 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh tiểu đường hiện nay chưa có cách chữa, mà chỉ được điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Trong số các thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhiều người thắc mắc rằng “ Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?” Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang chính là một thực phẩm khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhiều bệnh nhân tiểu đường họ rất thích ăn khoai lang nhưng lại lo lắng đến việc kiểm soát lượng đường huyết.

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang có được không?

Tham khảo thêm: 

Vậy bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cho biết: Bệnh tiểu đường CÓ được ăn khoai lang. 

Nhiều người cho rằng, khoai lang có chứa một lượng lớn tinh bột không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên không hẳn vậy, ngoài chứa tinh bột thì khoai lang còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, khoáng chất và các Vitamin tốt cho cơ thể. Trong một vài nghiên cứu, chất xơ trong khoai lang có tác dụng rất tốt cho quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, Vitamin C và Beta - Caloren trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nguy hại đến các tế bào trong cơ thể. Do vậy mà những bệnh nhân tiểu đường sẽ thoát khỏi được những nguy cơ biến chứng của bệnh như xơ vữa động mạch , đột quỵ hay tai biến mạch máu não.

Với những bệnh nhân thường được các bác sĩ khuyến cáo nên giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ăn nhưng không phải là cắt hẳn lượng Carbohydrate. Hãy bổ sung đầy đủ carbohydrate để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên người bệnh hãy chọn loại carbohydrate có chỉ số đường thấp. Một trong những thực phẩm đó là khoai lang giúp ổn định hàm lượng Insulin trong cơ thể.

Mặc dù vậy thì khoai lang vẫn có chứa tinh bột nên bệnh nhân tiểu đường hãy sử dụng khoai lang đúng cách để tốt cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn.

Hướng dẫn cách ăn khoai lang đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang đúng cách bởi chế độ ăn khoai lang cũng tác động lên chỉ số đường huyết trong cơ thể. Việc sử dụng đúng cách khoai lang giúp cho chỉ số đường huyết của bạn không bị biến động mà vừa có lợi cho tình trạng của bệnh nhân.

Sau đây các thầy cô khoa Cao Đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chia sẻ cách sử dụng khoai lang tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường như sau:

Về cách chế biến

Chế biến khoai lang đúng cách cũng là khâu rất quan trọng. Nó sẽ làm thay đổi chỉ số đường trong loại thực phẩm này. Cụ thể nếu khoai lang được chế biến theo cách luộc thì sẽ khiến cho chỉ số glycaemic tăng cao không tốt cho người bệnh tiểu đường. Thay vào đó, bạn nên chế biến theo cách nướng hoặc chiên cả vỏ để lượng đường trong máu ổn định hơn.

Chế độ ăn khoai lang

Theo các bác sĩ khoa nội tiết, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 40 - 50 gram lượng Carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính. Trong khi đó cứ 100 gram khoai lang thì có khoảng 20 gram carbohydrate. Như vậy mỗi ngày, bệnh  nhân tiểu đường có thể ăn từ 200 - 400 gram khoai lang. 

Chế biến khoai lang đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

Khi sử dụng khoai lang thì người bệnh cũng cần hạn chế đến một số loại tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể. Thay vào đó, bạn nên ăn thêm rau xanh để giảm bớt lượng hấp thụ đường trong cơ thể

Ngày nào ăn khoai lang cũng không phải tốt cho sức khỏe, bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng đa dạng trong khẩu phần ăn của mình hợp lý hơn.

Để phòng ngừa lượng tăng đường huyết trong máu, người bệnh tiểu đường ăn khoai lang cần chú ý một số vấn đề như:

  • Nên ăn khoai lang ăn cả vỏ, không nên ăn sống vì nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến lượng đường huyết tăng nhanh.
  • Chế biến khoai lang không nên cho thêm đường, sữa, chất ngọt nào khác
  • Nên ăn khoai lang vào buổi sáng với một chút rau, sa lát, bơ.

Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khác

Hấp thụ khoai lang tùy thuộc vào thể trạng của tùng người cũng như phản ứng khác của cơ thể. Người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý đồng thời phải tập luyện thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Đừng quên việc thăm khám theo định kỳ và đo đường huyết thường xuyên là rất cần thiết để phát hiện sớm về bệnh, biến chứng để có sự thay đổi và xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp câu hỏi bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có chế độ ăn khoai lang phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Những bài viết chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, các bạn nhớ theo dõi nhé. 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990