Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm amidan là gì? Bé bị viêm amidan cần phải làm gì?

Cập nhật: 17/03/2023 14:40 | Người đăng: Lường Toán

Viêm Amidan bệnh lý có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất vẫn là trẻ em. Bệnh này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này để có biện pháp chữa trị kịp thời nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy bé bị viêm Amidan cần phải làm gì? Bài viết Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Viêm Amidan là gì?

Amidan là một tổ chức Lympho nằm ở bên trong cổ họng, bao gồm: Amidan lưỡi, Amidan khẩu cái, Amidan vòi, Amidan vòm tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng. Trong đó Amidan cái có kích thước lớn nhất và nằm ở hai bên thành họng. Đây cũng là vị trí dễ bị viêm nhất. 

Viêm amidan là gì?
Tình trạng bé bị viêm amidan khá nguy hiểm

Vai trò của Amidan trong cơ thể như thế nào?

Amidan đảm nhận vai trò rất quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự tấn công, xâm nhập của những tác nhân gây bệnh như Virus, vi khuẩn nhờ vào cơ chế tự tiết ra những kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng.

Viêm Amidan xảy ra khi số lượng Virus, vi khuẩn vượt quá mức cho phép khiến cho Amidan không thể chống lại được. Tình trạng viêm Amidan diễn ra nhiều lần thì khả năng chống lại Virus, vi khuẩn cũng yếu đi, và đây cũng là nguyên nhân khởi phát những đợt viêm vùng họng.

Tham khảo thêm:

Viêm Amidan có mấy loại?

Có 4 loại viêm Amidan:

  • Viêm Amidan cấp tính: là tình trạng Amidan bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn khiến cho Amidan bị sưng đỏ và gây cảm giác khó chịu ở trong họng
  • Viêm Amidan mạn tính: là tình trạng hố Amidan không thể lưu thông được sẽ bị tích tụ những loại virus, vi khuẩn và tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Tình trạng này kéo dài nhiều đợt, khiến cho Amidan bị tổn thương. Với những bé bị viêm Amidan liên tục thì đó chính là viêm Amidan mạn tính cần phải được điều trị kịp thời.

Viêm Amidan mạn tính được chia làm 2 thể:

  • Thể viêm xơ teo: Amidan nhỏ lại
  • Thể viêm quá phát: Amidan bị viêm sẽ bị sưng to lên, biểu hiện này thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Những dấu hiệu nhận biết bé bị viêm Amidan

Viêm Amidan do nhiều tác nhân virus, vi khuẩn gây nên. Do vậy mà chúng sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng, cụ thể là:

  • Bé bị viêm Amidan sốt cao
  • Bé cảm thấy cổ họng đau, vướng và khó nuốt
  • Bé bị mệt mỏi, chán ăn và nhức đầu kèm theo ho
  • Khi đưa trẻ đi thăm khám, bạn sẽ nhìn thấy Amidan bị đỏ, sưng to, có thể có mủ, loét hoặc không…

Bé bị viêm Amidan cần phải làm gì?

Tình trạng viêm Amidan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và gây nên nhiều biến chứng như: Viêm khớp, áp xe cạnh họng, áp xe quanh Amidan, viêm cơ tim, viêm cầu thận và có thể gây tử vong. Do vậy, việc điều trị Amidan khi bị viêm là thực sự cần thiết, nhất là khi bé bị viêm Amidan. Dưới đây, các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược HCM sẽ hướng dẫn bạn cách chữa cho bé an toàn và hiệu quả nhé.

Bé bị viêm Amidan uống thuốc gì?

Các bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng cho rằng, nếu khi khám trong trường hợp phát hiện Amidan sưng nhưng chỉ làm đỏ rực bề mặt thì nguyên nhân chủ yếu là do virus.

Nhưng nếu thấy dấu hiệu sưng đỏ mà kèm theo những chấm mủ trắng trên bề mặt Amidan thì bệnh nhân được xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh để chống bội nhiễm.

Mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có phương pháp điều trị khác nhau. Việc dùng thuốc cũng vậy, cần phải được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.

Mặt khác với trẻ em, việc dùng thuốc kháng sinh cần phải được tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như bệnh có thể chuyển biến nặng hơn gây viêm thanh khí quản, áp xe họng…

Khi nào nên đưa trẻ đi cắt Amidan?

Amidan là một bộ phận không thể thiếu trong cơ thể. Việc điều trị theo phương pháp nào nhất là với trẻ em cũng cần phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ. Chỉ nên thực hiện cắt Amidan trong những trường hợp dưới đây:

  • Amidan quá phát gây bí tắc đường thở của trẻ
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, có dấu hiệu ngừng thở khi ngủ
  • Trẻ khó ăn khó nuốt, hay bị tái phát viêm Amidan trên 3 lần/năm
  • Có dấu hiệu biến chứng do viêm Amidan gây nên.
  • Nhiều bà mẹ cho rằng, với những trẻ quá nhỏ thì không nên cắt Amidan, phải đợi bé sau 15 tuổi mới được đưa đi cắt. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và nó có thể gây hại đến sức khỏe của bé nếu không được điều trị. Amidan có thể được cắt ở bất kỳ độ tuổi nào nếu thấy cần thiết.

Bé bị viêm Amidan nên ăn gì cho mau chóng khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm Amidan là thực sự cần thiết. Giai đoạn đang phát bệnh, trẻ có những biểu hiện khó chịu, đau cổ họng và khó nuốt khiến trẻ khó ăn uống hơn. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên chuẩn bị bữa ăn cho trẻ để vừa hạn chế các cơn đau mà vẫn bổ sung được đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.

Thực phẩm rất tốt cho bé bị viêm amidan
  • Nước

Khi trẻ bị viêm Amidan kéo dài có thể gây nên tình trạng mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Do vậy, trẻ cần phải được bổ sung nước hợp lý như nước ấm hoặc nước mát. Bố mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ uống nước quá mát hoặc quá nóng vì nó có thể gây kích ứng cho cổ họng

Ngoài việc bổ sung nước lọc thì bố mẹ có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây. Nhưng lưu ý là cần tránh những loại nước có axit lớn như chanh, xoài. Những loại trái cây giàu Vitamin C rất tốt cho sức đề kháng và chữa bệnh của cơ thể nhưng nếu cho trẻ uống nước cam, bưởi thì bố mẹ cần pha loãng một chút.

  • Thức ăn mềm

Tình trạng đau họng, khó nuốt do viêm Amidan gây nên là lý do mà bố mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ bằng cháo loãng hoặc súp dinh dưỡng. Với đồ ăn nhẹ, bố mẹ có thể bổ sung cho bé như sữa chua, táo, ngô, bơ…

Thức ăn cần phải được nấu thật nhừ kết hợp với rau, củ quả. Nên tránh những loại thực phẩm, gia vị cay nóng.

  • Thức ăn rắn

Những bữa ăn nhàm chán kể trên cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Thay vào đó, bố mẹ hãy thay đổi khẩu phần ăn bằng các loại thực phẩm như thịt bò, gà, cơm...nhưng nên được nấu nhừ, không quá cứng

Trên đây là những thông tin xung quanh tình trạng bé bị viêm Amidan. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các phụ huynh có kinh nghiệm tốt trong việc chăm sóc con. Nếu có thắc mắc nào hãy để lại câu hỏi bên dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990