Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 23/08/2019 08:33 | Người đăng: Lường Toán

Một số nghiên cứu cho thấy có đến 86% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn gây nên những bệnh lý dạ dày, thậm chí bao gồm ung thư dạ dày. Nhiều người thắc mắc : “Vi khuẩn HP có lây không?” Hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu về Vi khuẩn HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP trong dạ dày có lây không?

Vi khuẩn HP là tên viết tắt của một loại có tên là Helicobacter Pylori, chúng sống chủ yếu trong dạ dày con người. Được biết đây là một loại nhiễm khuẩn lớn nhất trên thế giới, gây nên những tổn thương trong dạ dày, cũng như các cơn đau dạ dày dữ dội, điển hình là bệnh viêm loets dạ dày hay ung thư dạ dày. Sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn trong dạ dày là do chúng có khả năng tiết ra một loại enzyme Urease làm trung hòa môi trường axit trong dạ dày và chúng có khả năng tồn tại, phát triển.

Tham khảo thêm:

Giải đáp: Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?

Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược HCM khẳng định: Vi khuẩn HP trong dạ dày CÓ khả năng lây nhiễm, mà các con đường lây nhiễm chủ yếu là:

Đường phân - miệng: 

Vi khuẩn HP trong dạ dày được đào thải trực tiếp qua phân người và chúng có khả năng lây nhiễm trong một phạm vi rất rộng, khó kiểm soát. Nếu như bạn đi vệ sinh xong không rửa ta, hay có thói quen ăn đồ ăn sống, ăn gỏi, dùng phân tươi tưới rau, tưới cây thì đây là nguồn lây nhiễm bệnh rất khó kiểm soát.

Đường miệng

Đây là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp nhất. Nhiều người không ngờ rằng những hoạt động thường ngày như ăn cơm chung, uống nước chung hay hôn...cũng khiến người khác bị nhiễm bệnh. Do vậy trong gia đình nếu như có một người bị nhiễm khuẩn HP thì những người còn lại trong gia đình cũng rất khó tránh khỏi.

Đường dạ dày - dạ dày

Nhiều người thắc mắc con đường này lây nhiễm như thế nào? Chắc ít ai biết rằng, mình lại bị lây nhiễm vi khuẩn HP ngay tại nơi khám chữa bệnh khi nội soi dạ dày. Nếu những thiết bị khám bệnh không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, không đạt tiêu chuẩn thì rất có thể vi khuẩn HP từ người trước sẽ là nguồn lây lan cho những người khám bệnh tiếp theo.

Ngoài những con đường lây lan vi khuẩn HP kể trên thì bạn không nên bỏ qua những yếu tố trung gian như ruồi, muỗi, gián. Bạn nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh ruồi, muỗi. Ngoài ra nên đậy kín thức ăn để tránh muỗi bám vào và là nguồn lây lan vi khuẩn HP và những loại vi khuẩn có hại khác.

Những dấu hiệu nhiễm khuẩn HP bạn không nên bỏ qua

Nhiễm khuẩn HP cần phải đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm

Thông thường bạn rất khó phát hiện được sự nhiễm vi khuẩn HP, chỉ khi xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày dữ dội lâu ngày do viêm loét dạ dày hay bệnh lý khác thì mới có thể kết luận được sự nhiễm khuẩn HP. Ở thời điểm này, bạn nên được đi tới bệnh viện khám và điều trị sớm nhất để chấm dứt các cơn đau. Nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh lý này chuyển thành mãn tính và là nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Những cách phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày

  • Phương pháp xâm lấn:

Để biết mình bị đau dạ dày có phải do vi khuẩn HP hay không, bạn sẽ được chỉ định nội soi dạ dày. Việc làm này cũng giúp xác định được mức độ và tình trạng gây bệnh. Thêm vào đó, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện test urease nhanh và làm một số sinh thiết mô bệnh học và nuôi cấy vi khuẩn.

  • Với phương pháp không xâm lấn:

Người bệnh không được chỉ định nội soi dạ dày, thay vào đó là 3 cách dưới đây:

- Xét nghiệm hơi thở

- Lấy mẫu phân của người bệnh để tìm ra vi khuẩn

- Xét nghiệm máu để tìm kháng thể HP, cách này hiện nay ít được dùng.

Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc về cách điều trị vi khuẩn HP để chấm dứt được tình trạng đau đớn. Trước khi thực hiện điều trị, người bệnh cần phải đi thăm khám và thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ bằng một trong hai cách dưới đây:

Với những trường hợp bị loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay thiếu máu do thiếu sắt thì sẽ được điều trị diệt vi khuẩn HP trên những người bệnh bị nhiễm khuẩn HP

Đối với gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày hay bị viêm teo niêm mạc dạ dày có sử dụng thuốc không steroid kéo dài hoặc người muốn diệt trừ HP thì sẽ được điều trị dự phòng ung thư dạ dày với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP.

Khi sử dụng một trong hai phương pháp điều trị vi khuẩn HP kể trên thì người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp các loại kháng sinh kèm theo một số loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như tiêu chảy, lưỡi đen, phân đen hay rối loạn vị giác.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990