Vết bỏng bị nhiễm trùng là do vệ sinh không kỹ lưỡng. Nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không để lại nguy hiểm nào cả nhưng hầu hết sẽ để lại sẹo. Do vậy nhận biết vết bỏng bị nhiễm trùng qua những dấu hiệu nào và cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thông tin này.
Tổng hợp dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng như thế nào?
Bài viết tham khảo:
Sốt
Sốt là dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng đầu tiên. Thời điểm này các tế bào bạch cầu và đại thực bào sẽ có nhiệm vụ đào thải những vi khuẩn lạ xuất hiện và khi đó cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng viêm và bị sốt.
Vết bỏng bị sưng đỏ
Với những vết bỏng mới thì phản ứng bị viêm và sưng xảy ra là điều rất bình thường. Tuy nhiên hiện tượng sưng sẽ xảy ra kéo dài 4 – 6 ngày. Đây cũng được cho là những biểu hiện vết bỏng bị nhiễm trùng.
Xuất hiện dịch tiết ra từ vết bỏng
Vết bỏng có dịch là do sự đào thải của vi khuẩn và các tế bào bạch cầu chết.Ở những vết bỏng bình thường cũng có sự xuất hiện của dịch nhưng với vết bỏng bị nhiễm trùng thì dịch tiết ra nhiều hơn với thời gian lâu hơn.
Vết bỏng và dịch tiết ra có mùi hôi
Nếu vết bỏng bị nhiễm trùng và hoại tử nặng thì vết bỏng có mùi hôi. Ngay khi gặp những dấu hiệu này người bệnh cần phải được đưa đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và kịp thời nhất.
Đau tăng lên
Khi vết bỏng có dấu hiệu lành thì chỉ cần sau 2- 3 ngày sẽ dịu dần nhưng nếu vết bỏng không có những dấu hiệu giảm mà đau tăng lên thì cần phải có những biện pháp xử lý ngay.
Các vết đỏ xuất hiện từ ngoại vi vào trung tâm vết bỏng và sưng hạch
Sự xuất hiện của hạch đóng vai trò khá quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy hiện tượng vết bỏng đỏ và sưng hạch rất có thể là nó đang bị vi khuẩn xâm nhập và vết bỏng của bạn cũng đang có những dấu hiệu bị nhiễm trùng. Ngay bây giờ hãy đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị kịp thời.
Cần làm gì khi vết bỏng bị nhiễm trùng?
Xử lý vết bỏng bị nhiễm trùng như thế nào? Các thầy cô Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, vết bỏng bị nhiễm trùng nặng bạn không nên tự ý xử lý tại nhà. Thay vào đó, hãy đưa bệnh nhân tới các cơ sở Y tế gần nhất để các nhân viên y tế điều trị đúng cách. Tuy nhiên với những vết bỏng nhẹ chỉ hơi sưng đỏ, bọng nước nhỏ thì có thể xử lý theo cách sau:
Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý ( 0.9%). Không nên rửa vết bỏng bằng oxy già hay bằng cồn bởi nó sẽ loại bỏ cả những tế bào mới khiến cho vết thương lâu lành hơn.
Xịt băng vết bỏng có chứa màng sinh học Polyesteramide lên vết bỏng để vừa bảo vệ vừa bao phủ giúp vết bỏng nhanh lành hơn.
Hãy để vết bỏng tự khô và bong ra, không nên tự ý bóc bỏng nước khiến chúng bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng bị xâm nhập và dễ nhiễm trùng hơn.
Hướng dẫn cách xử lý khi vết bỏng bị vỡ, phòng ngừa nhiễm trùng
Xử lý vết bỏng phồng rộp bị vỡ nếu không được làm đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập, rất dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Theo các chuyên gia Y tế, trong trường hợp này, các bệnh nhân cần phải nhanh chóng thực hiện các bước sau đây để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Dùng bông sạch lau xung quanh và rửa lại vết bỏng bằng nước muối sinh lý.
- Hãy sử dụng miếng dán rồi nhẹ nhàng dán vào vết bỏng phồng rộp và bị vỡ.
- Thay miếng dán hàng ngày rồi nhẹ nhàng rửa lại vết bỏng.
- Trước khi thay miếng dán bạn hãy bôi chút thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng để vết bỏng mau lành hơn. Cần phải chú ý tay sạch, và dùng miếng dán cho đến khi vết bỏng phồng rộp lành lặn.
Những thông tin về vết bỏng bị nhiễm trùng trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích. Bài viết về sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong các chuyên mục tiếp theo. Các bạn hãy theo dõi nhé.