Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

U tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh là gì?

Cập nhật: 29/08/2019 10:50 | Người đăng: Lường Toán

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về bệnh u tuyến nước bọt như: u tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh như thế nào? Nếu các bạn cũng đang băn khoăn vấn đề này thì hãy tham khảo nhé.

U tuyến nước bọt là gì?

U tuyến nước bọt được hiểu là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Thông thường tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và nó có nhiệm vụ chính là tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt gồm các tuyến chính sau đây: Tuyến dưới hàm, tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi. Những tuyến nước bọt phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc ở khoang miệng, mũi và xoang. Những tuyến này có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi.

U tuyến nước bọt là bệnh hiếm gặp

Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc u tuyến nước bọt chiếm khoảng 0,6 - 0,7%/ 100.000 dân. Những dạng u tuyến nước bọt thường gặp chính là u tuyến nước bọt mang tai khoảng 70%, u tuyến nước bọt dưới hàm chiếm khoảng 8% còn lại là các u tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt phụ chiếm khoảng 22%. Trong đó, có đến 75% u tuyến nước bọt mang tai lành tình, và 50% u tuyến nước bọt dưới hàm, 80% u tuyến nước bọt phụ là ác tính.

Nhiều người thắc mắc rằng u tuyến nước bọt có lây không? Các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh khẳng định U tuyến nước bọt KHÔNG có khả năng lây từ người này sang người khác. Việc điều trị các khối u nói chung và khối u tuyến nước bọt nói riêng thường liên quan đến phẫu thuật. Về phương pháp điều trị khối u tuyến nước bọt sẽ bao gồm hóa trị và xạ trị.

Tham khảo thêm:

Một số nguyên nhân gây bệnh u tuyến nước bọt

Từ những số liệu thống kê kể trên cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh u tuyến nước bọt khá hiếm, chiếm ít hơn 10% tất cả các khối u ở đầu và cổ. Vẫn chưa tìm thấy những nguyên nhân gây u tuyến nước bọt.

Tuy nhiên một vài nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng u tuyến nước bọt xảy ra khi một tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chính. Sự phát triển đột biến này cho phép các tế bào đột biến  phát triển và phân chia nhanh chóng khi các tế bào khác chết đi. Các tế bào nãy tích lũy thành những khối u để xâm lấn các mô gần đó. Những tế bào u này có thể bị vỡ ra và lan rộng đến khu vực xa của cơ thể.

Triệu chứng u tuyến nước bọt là gì?

Dựa vào những triệu chứng u tuyến nước bọt dưới đây, bạn có thể phát hiện bệnh nhanh chóng để có biện pháp xử lý kịp thời

Triệu chứng cơ năng

Những dấu hiệu u tuyến nước bọt thường rất khó phát hiện, thường là khối u vùng cổ, vùng dưới hàm ( tuyến dưới hàm ) hay góc hàm, ở mặt ( tuyến mang tai )sẽ bị sưng to lên ở sàn miệng ( tuyến dưới lưỡi).

Đặc điểm của khối u này: xuất hiện từ lâu, có sự tiến triển chậm, có thể đau hoặc không. Nếu người bệnh bị đau ở vị trí khối u tuyến nước bọt thì có thể là khối u ác tính. Những khối u này có thể tăng kích thước nhanh chóng do khối u bị viêm nhiễm và chảy máu.

Về vị trí các tuyến nước bọt phụ và u tuyến có thể gặp ở nhiều nơi, triệu chứng cũng xảy ra tương ứng với vị trí khối u. Hiện tượng người bệnh bị chảy máu hay ngạt mũi có thể là những biểu hiện đầu tiên của khối u tuyến nước bọt phụ tại vách ngăn của mũi. Còn nếu người bệnh có cảm giác nghẹn và vướng khi nuốt thì rất có thể khối u ở đáy lưỡi. Trường hợp khối u phát triển vùng miệng có thể gây khít hàm.

Những triệu chứng thực thể

Triệu chứng u tuyến nước bọt thực thể dựa trên những biểu hiện của khối u lành tính và ác tính, như:

  • U lành tính: biểu hiện u tròn, mật độ chắc, ranh giới rõ, di động;không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da; khi u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế
  • U ác tính: u cứng và chắc, không rõ ranh giới, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, xâm lấn da hoặc loét mặt da, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương.

Những triệu chứng cận lâm sàng

U tuyến nước bọt cần phát hiện và điều trị sớm

Dựa vào một số biện pháp phát hiện như siêu âm, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ hay chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ có thể thấy được triệu chứng u tuyến nước bọt, cụ thể là:

Siêu âm: Siêu âm mang lại giá trị cao trong việc chẩn đoán bệnh, xác định vị trí khối u. Bên cạnh đó, siêu âm còn giúp phân biệt được khối u lành tính và ác tính. Khối u lành tính thường có một độ đồng nhất, bờ rõ rét. Và ngược lại với khối u ác tính thường có mật độ âm không đồng nhất, bờ không đều và có thể bị hoại tử trung tâm u.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Phương pháp này giúp chẩn đoán và phân biệt các khối u, viêm tuyến và các hạch Lympho lân cận.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: Cả 2 phương pháp này giúp đánh giá u tuyến nước bọt dựa vào những thông số như kích thước u, mật độ, ranh giới, độ xâm lấn khối u vào các tổ chức xung quanh. 

Bệnh u tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bệnh u tuyến nước bọt là bệnh lý khá hiếm gặp nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhất là với những khối u ác tính thì khả năng phát triển khá nhanh, có thể gây liệt nhẹ hoặc liệt dây thần kinh. Chúng có khả năng di căn sang các bộ phận khác nếu không được kiểm soát. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thể được chữa khỏi mà chỉ có những biện pháp giúp giảm đau. Chúng có khả năng gây tử vong cho người bệnh.

Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng bởi đa số khối u tuyến nước bọt là lành tính và có thể được điều trị khỏi. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan trong việc điều trị bởi nếu để lâu thì những khối u đó có thể biến chứng thành những khối u ác tính, gây hậu quả khó lường.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh u tuyến nước bọt cần được phát hiện sớm và điều trị sớm nhất để tránh gây tổn thương cho người bệnh.

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh u tuyến nước bọt tốt nhất là phẫu thuật rồi làm xét nghiệm mô bệnh học. Việc điều trị khối u tuyến nước bọt dựa vào phân loại, kích thước và giai đoạn phát triển khối u tuyến nước bọt bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. 

Trên đây là những thông tin về bệnh u tuyến nước bọt và cách điều trị. Hi vọng qua vài viết này sẽ giúp các bạn có biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-11-cach-cham-soc-da-cua-nguoi-han-dep-khong-ti-vet 11 các bước chăm sóc da của người Hàn, đẹp không tì vết "Đẹp như gái Hàn" là câu cửa miệng người Việt Nam khi bàn về sức khỏe làn da. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc da của người Hàn. Hãy... tinh-trang-dau-khop-hang-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong Tình trạng đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không? Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất  nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ xương khớp bị yếu đi nên sẽ gây ra hiện tượng đau nhức... dau-xuong-chau-khi-mang-thai Đau xương chậu khi mang thai và cách xử lý giảm bớt tình trạng Bất kỳ một ai cũng mong muốn mang thai và sinh con một cách an toàn. Thế  nhưng, hầu hết tất cả phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng bị đau... day-than-kinh-tuy-la-gi-cau-tao-va-chuc-nang-cua-day-than-kinh-tuy Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng hoạt động Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy như thế nào? Những câu hỏi này nhận được không ít sự quan tâm của bạn đọc. Thực... che-do-an-keto Chế độ ăn Keto là gì? Giảm cân theo chế độ Keto có tốt không? Chế độ ăn Keto là chế độ ăn kiêng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về chế độ ăn giảm cân Keto là gì và cách thực hiện như thế... tao-bon-uong-thuoc-gi-luu-y-khi-dieu-tri-tao-bon-cho-tre-em Táo bón uống thuốc gì? Lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ em Táo bón uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh và khắc phục những biểu hiện khó chịu của bệnh. Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi...
Xem thêm >>



0899 955 990