Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ

Cập nhật: 22/08/2019 10:12 | Người đăng: Lường Toán

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh. Theo ghi nhận, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh nhiễm khuẩn được hô hấp. Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp trẻ sơ sinh tiêu chảy phải làm sao? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dựa trên những dấu hiệu bất thường ở trẻ là điều thực sự quan trong với các bố các mẹ. Khác với người lớn, khi bị đi ngoài trẻ có những dấu hiệu khác. Không phải lúc nào bé đi ngoài hơn 3 lần/ ngày cũng là bị tiêu chảy. Cụ thể với trẻ dưới 3 tháng tuổi mà đi ngoài từ 2 - 5 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Còn với những trẻ trên 6 tháng sẽ đi ngoài 1 - 2 lần/ ngày thì bố mẹ không cần quá lo lắng nhé. 

Cần phát hiện sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Do vậy mà trẻ đi ngoài với tần suất lớn hơn sau mỗi lần bú mẹ, dấu hiệu phân thường lỏng mà mềm nhưng không bị nặng mùi. Bên cạnh đó, phân của trẻ thay đổi phụ thuộc vào thức ăn của mẹ hàng ngày. Với trẻ sơ sinh dùng sữa mẹ thì phân sẽ lỏng hơn và nhẹ mùi hơn với những trẻ dùng sữa công thức.

Do vậy để nhận biết bé có bị đi ngoài hay không thì thực sự là vấn đề khó khăn nhất là đối với chị em lần đầu làm mẹ. Để nhận biết sớm các dấu hiệu tiêu chảy của bé, mẹ hãy chú ý đến những vấn đề sau đây nhé:

  • Bé đột nhiên đi ngoài tần suất nhiều hơn so với những ngày bình thường
  • Theo dõi phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn bình thường cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo những dấu hiệu trẻ có biểu hiện khó chịu, bú ít, hay quấy khóc, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh tiêu chảy do những nguyên nhân nào?

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để mẹ biết cách điều trị và phòng tránh kịp thời cho con. Do nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức nên nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy chủ yếu là những vấn đề dưới đây:

Do nhiễm trùng đường ruột

Hầu hết những trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột, tác nhân gây bệnh chính là Virus Rota. Theo nghiên cứu của các bác sĩ bệnh viện Nhi, loại virus này là nguyên nhân gây nên một số bệnh như viêm ruột, viêm dạ dày và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Do rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh thì hệ tiêu hóa vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất nhạy cảm trong nguồn dinh dưỡng. Bố mẹ nên chú ý thực đơn dinh dưỡng cho mẹ với những món ăn lạ hoặc thức ăn dặm cho trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Thậm chí khi mẹ đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức thì cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề khi chưa kịp thích ứng.

Do không dung nạp Lactose

Cơ chế tự sản sinh enzym Lactase để tiêu hóa Lactose của trẻ nếu như bị ảnh hưởng thì nó sẽ khiến việc hấp thu Lactose bị đình trệ . Do không được tiêu hóa hết nên Lactose tích tụ ở ruột sẽ gây nên những vấn đề về đường ruột, và hậu quả dễ thấy là trẻ bị tiêu chảy. Lactose là một thành phần được tìm thấy trong sữa công thức, sữa bò hay kể cả là sữa mẹ.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm với bé. Nó có thể gây nên nhiều hậu quả như cơ thể mất nước, tình trạng trao đổi chất, cân bằng nhiệt độ trong cơ thể bị ảnh hưởng. Nếu không được phát hiện kịp thời thì tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi trẻ bị tiêu chảy

Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì phải làm sao? Các thầy cô Cao Đẳng Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ ra những biện pháp giúp trẻ sơ sinh vượt qua giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện theo chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ . Nếu như trẻ bị đi ngoài kèm theo dấu hiệu sốt hơn 38 độ C trở lên thì bố mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sĩ nhé. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ rất dễ mệt mỏi và chán ăn nhưng bố mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ nhiều nước như cho trẻ bú nhiều lần hơn và uống thêm oresol từ 50 - 100ml sau mỗi lần đi ngoài. Thay vì cho trẻ bú theo giờ mỗi ngày thì khi trẻ bị đi ngoài, mẹ nên giãn bữa ăn cho trẻ. Mỗi lần bú sữa theo tỉ lệ ít đi và tần suất nhiều lên để trẻ được cung cấp đủ nước. Mẹ có thể đút từng thìa sữa cho trẻ kết hợp với bù điện giải hợp lý để tránh những biến chứng do tiêu chảy gây nên.

Khi nào nên cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đi khám bác sĩ?

Với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt bởi trẻ rất dễ bị mất nước và trở nặng mà không phải ai cũng biết. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, đi ngoài với tần suất nhiều hay thời gian đi ngoài quá 7 ngày không có dấu hiệu giảm.

Những lưu ý khi điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi sử dụng điện giải cần có sự chỉ định của các bác sĩ bởi sự cân bằng hợp lý giữa sữa và nước điện giải tốt sẽ giúp bé bù nước và dinh dưỡng ổn định cho cơ thể.

Bố mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho con bú sữa và sau khi thay tã cho con.

Một số bà mẹ tự ý điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bằng thuốc tiêu hóa, thuốc cam...có thể dẫn đến những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bố mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản hệ tiêu hóa và những vấn đề có thể xảy ra. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và phát hiện những dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy sớm để có cash chữa kịp thời, giúp bé nhanh chóng bình phục hơn.

Những thông tin trên đây chắc hẳn sẽ giúp các bạn giải đáp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao. Nếu bạn có thắc mắc nào hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé,

Thông tin hữu ích khác
ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các... tuyet-chieu-so-huu-mai-toc-dai-chi-voi-cach-goi-dau-bang-b1 Cách gội đầu bằng B1 - Tuyệt chiêu sở hữu mái tóc dài Sở hữu mái tóc dài, mềm mượt là mong muốn của bất kỳ chị em phụ nữ. Trong bài viết này sẽ chỉ ra 4 nguyên nhân khiến mái tóc của bạn bị rụng nhiều.... thuc-hu-cach-dung-vitamin-e-boi-mat-va-nhung-luu-y-khi-su-dung Vitamin E có bôi lên mặt được không? Có tác dụng gì? Vitamin E được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp và chăm sóc da. Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này “Dùng Vitamin E bôi mặt có tốt... bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc...
Xem thêm >>



0899 955 990