Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tình trạng này

Cập nhật: 19/08/2019 10:02 | Người đăng: Lường Toán

Băng huyết là tình trạng chảy máu tử cung thường gặp hơn ở những chị em sinh mổ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận viết tình trạng băng huyết sau sinh mổ là gì? Mời chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thế nào gọi là băng huyết sau sinh mổ?

Băng huyết sau sinh mổ là hiện tượng máu chảy ồ ạt từ âm đạo sản phụ, hay còn được gọi là máu sản hậu. Nếu tình trạng này kéo dài trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ khiến cơ thể bị mất máu quá nhiều. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể khiến sản phụ mất máu dần đến chết.

Băng huyết sau sinh mổ khá nguy hiểm với người bệnh

Có thể thấy rằng, băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Theo các chuyên gia bác sĩ thì hiện tượng băng huyết sau sinh xảy ra lớn hơn ở những sản phụ sinh mổ do nhiều tác động.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân băng huyết sau sinh mổ là gì?

Rất nhiều người thắc mắc về nguyên nhân băng huyết sau sinh mổ nhưng dưới đây là những nguyên nhân chính:

Do bất thường bánh rau

Bánh rau trong các trường hợp dưới đây có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh mổ:

  • Do diện tích bánh rau lớn, khi bị bong ra sẽ gây chảy máu nhiều như bị phù nhau thai
  • Rau không bong được với trường hợp rau cài răng lược
  • Rau bám nằm trong các hiện tượng bất thường như: Rau bám thấp, rau tiền đạo...có nguy cơ gây chảy máu nhiều.

Do đường sinh dục bị tổn thương

Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng là có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh kể cả đẻ thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật . Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục

Sản phụ bị rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu thường xảy ra với các trường hợp thai lưu, rau bong non, nhiễm trùng hay tắc mạch ối...Rối loạn đông máu có thể gây một số biến chứng khác tùy vào mức độ mất máu như:

  • Viêm tắc tĩnh mạch và thiếu máu
  • Là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Sheenhan ( gầy ốm, cơ thể suy nhược, mất sữa, vô sinh) Nặng hơn có thể khiến sản phụ không thể sinh con do bị cắt tử cung. 
  • Phần cơ tử cung của sản phụ yếu đi do đẻ nhiều, tử cung có u xơ, dị dạng hay căng giãn quá mức vì đa thai, thai to hoặc tùng bị sót rau cho viêm niêm mạc tử cung, xử lý các trường hợp đẻ nhanh, thai lưu.

Sản phụ bị đờ tử cung

Trường hợp này xảy ra khi sản phụ bị mắc chứng đa thai, thai quá to, dục sinh, nhiễm trùng ối, do tiểu đường thai kỳ hay thời gian chuyển dạ quá lâu. Đây là nguyên nhân băng huyết sau sinh mổ khá nhiều người gặp phải, cụ thể như sau:

  • Do chất lượng tử cung kém: Tử cung của sản phụ sinh nhiều lần, người bị u xơ tử cung hay tử cung bị dị dạng
  • Tử cung quá căng: Tình trạng này do sản phụ sinh đôi hoặc sinh ba hay do thai lớn và nước ối quá nhiều
  • Sản phụ bị nhiễm trùng ối, chuyển dạ lâu hay thai phụ bị thiếu máu và suy nhược.
  • Sản phụ bị mắc chứng rối loạn đông máu, mang thai khi tuổi thai quá lớn ( thường là sau 35 tuổi ), mắc tiền sử băng huyết sau sinh hoặc do mắc chứng u xơ tử cung.

Dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ là gì?

Băng huyết sau sinh mổ có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Do vậy chị em cần phải phát hiện sớm những biểu hiện này để có cách xử lý kịp thời.

Các thầy cô khoa Cao Đẳng Dược TPHCM cảnh báo những dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ chị em không nên bỏ qua nhé:

Chảy máu bất thường ở vùng kín: 

Sau khi sinh, chị em thường phải đối mặt với hiện tượng chảy máu ở vùng kín, đây được xem là biểu hiện hết sức bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu với một lượng nhỏ thì chị em không cần quá lo lắng, nếu lượng máu chảy nhiều, ồ ạt có màu đỏ tươi, bầm hay có hiện tượng máu cục, loãng thì cần hết sức chú ý.

Tử cung tăng thể tích: 

Tình trạng máu chảy bị ứ đọng trong buồng tử cung là nguyên nhân khiến cho đáy tử cung cao dần lên và kích thước bề ngang cũng to ra, mềm và không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ thì nhất định các chị em cần phải đi thăm khám ngay.

Một vài triệu chứng khác như:

Lượng máu mất do băng huyết sau sinh mổ có thể khiến chị em phải đối diện với tình trạng: huyết áp tụt, mặt tím tái, toát mồ hôi ra nhiều và tim đập nhanh. Biểu hiện này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng máu chảy ra nhiều hay ít. Tuy nhiên thì cần phải đưa sản phụ đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Băng huyết không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ mà còn gây nên những biến chứng khó lường khác như: suy đa cơ quan, suy thận và tử vong, thiếu máu, nhiễm trùng hậu sản và viêm tắc tĩnh mạch, hay bị hội chứng Sheenhan khiến nhiều sản phụ phải cắt bỏ tử cung do bị nhiễm trùng nặng. 

Những thông tin vừa được chia sẻ trên nhằm giúp các bạn tìm hiểu về hiện tượng băng huyết sau sinh mổ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách điều trị hiệu quả thì nhớ tham khảo bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé. 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990