Bạn đã thử dùng thuốc Benzoyl Peroxide chưa? Công dụng và cách dùng ra sao? Thuốc có thực sự hiệu quả như những gì đồn đoán? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM.
1. Thuốc Benzoyl Peroxide là thuốc gì? Công dụng của thuốc như thế nào?
Thuốc Benzoyl Peroxide là thuốc tiêu diệt mọi loại mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ …ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thuốc này có thể được sử dụng kết hợp chung với các biện pháp trị mụn khác để mang lại kết quả cao nhất.
Thuốc Benzoyl Peroxide là thuốc gì?
Sản phẩm này khi sử dụng, sẽ có tác dụng tiêu diệt mọi loại vi khuẩn gây mụn giúp gương mặt bạn lấy lại được làn da mịn màng, trắng sáng hơn.
Thuốc Benzoyl Peroxide được bào chế dưới dạng tuýp bôi kem bôi hoặc dung dịch rửa mặt Acnecide Gel 10%, 5%;Benzac AC Gel: 10%, 5%, 2,5%; và Cutacnyl Gel: 10%, 5%, 2,5%. Thuốc được chứng minh hiệu quả của thuốc sau 3 tuần sử dụng. Đặc biệt thuốc hiệu quả cao khi được sử dụng kết hợp với một số loại kháng sinh khác.
Vì tính an toàn và hiệu quả mà ngày nay một số loại mỹ phẩm chăm sóc làm đẹp cho da có sử dụng một số thành phần của thuốc. Tuy nhiên, lượng thành phần này rất nhỏ, không thể chữa tận gốc mọi nguồn mụn. Nếu tình trạng viêm nhiễm da nặng khiến da mọc nhiều mụn thì cần phải sử dụng đến thuốc đặc trị chứ mỹ phẩm không thay thế được thuốc Benzoyl Peroxide.
Xem thêm:
- Nóng dạ dày phải làm sao? Cách trị nóng dạ dày tốt nhất?
- Thuốc Enterogermina có dùng cho trẻ sơ sinh không?
2. Cách dùng thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide hiệu quả, an toàn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm Benzoyl Peroxide. Bạn có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc mà không cần theo đơn của bác sĩ . Hãy tham khảo cách dùng được in trên bao bì sản phẩm. Mọi thông tin không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Do vậy nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Một số sản phẩm đòi hỏi phải lắc đều trước khi sử dụng. Thông tin được kiểm chứng trên bao bì, cần thực hiện đúng để nâng cao hiệu quả.
2.1. Nếu bạn đang sử dụng tuýp bôi:
Làm sạch và lau khô da trước khi sử dụng thuốc. Bôi một lượng nhỏ thuốc lên da và mát xa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu. Có một số sản phẩm yêu cầu cần rửa sạch sau khi bôi ( nên đọc kỹ thông tin trên sản phẩm )
Hãy bôi thuốc Benzoyl Peroxide lên những vùng da bị mụn. Tránh xa vùng da bị tổn thương, da mỏng như mắt, mũi, miệng bởi thuốc có thể gây kích ứng. Trong trường hợp kích ứng xảy ra, hãy đi rửa sạch ngay bằng nước.
Nếu bạn sử dụng miếng xốp để rửa da thì cần lau khô để bôi thuốc, mỗi ngày một đến hai lần theo chỉ dẫn trên bao bì.
2.2. Nếu bạn đang sử dụng dung dịch rửa Benzoyl Peroxide
Hãy làm sạch vùng da bị mụn. Sau đó nhẹ nhàng thoa đều lên da 10 – 20 giây. Rửa sạch với nước và lau khô da. Nên sử dụng 1 – 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả. Tránh dùng nhiều quá sẽ gây kích ứng da.
Sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày để thấy được những lợi ích tốt nhất. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc còn do ảnh hưởng liều lượng dùng. Nếu đáp ứng đúng đủ cách dùng và liều lượng thì có thể thấy hiệu quả rõ rệt sau 3 tuần, và tối đa là sau 8 đến 12 tuần dùng.
Cần báo cho các bác sĩ biết nếu tình trạng da của bạn trở lên xấu hơn.
3. Liều dùng thuốc Benzoyl Peroxide
Bệnh nhân trước và sau khi sử dung thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide sau 5 ngày
3.1. Đối với người lớn:
- Khi sử dụng thuốc bôi trực tiếp:
Cần bôi ở vùng da bị ảnh hưởng 1 – 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả. Tránh xa vùng mắt, mũi, môi, niêm mạc…
- Khi sử dụng dung dịch làm sạch:
Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng sữa rửa mặt. Để da ẩm và bôi dung dịch vào vùng da bị ảnh hưởng, mát xa nhẹ nhàng từ 10 – 20 giây tạo bọt rồi rửa sạch mặt, lau khô.
3.2. Đối với trẻ em ( trên 12 tuổi trở lên)
- Bôi thuốc Benzoyl Peroxide trực tiếp:
Bôi lên vùng da bị ảnh hưởng từ 1 – 2 lần/ ngày, tránh vùng mắt, môi, mũi, niêm mạc.
- Dùng dung dịch làm sạch Benzoyl Peroxide:
Rửa sạch vùng da bị mụn bằng sữa rửa mặt. Để làn da ẩm, bôi thuốc mà mát xa đều nhẹ nhàng 10 – 20 giây tạo bọt rồi rửa sạch, lau khô da.
4. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide
Thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide được xem là một loại dược phẩm rất tốt trong việc điều trị mụn. Nhưng cũng như các loại thuốc khác thì Benzoyl Peroxide cũng có những tác dụng phụ không mong muốn mà bạn cần lưu ý dưới đây:
- Những tác dụng phụ phổ biến: phát ban, kích ứng da, nóng da gây bong tróc, đóng vảy, ngứa, đỏ, sưng tấy…
- Các dấu hiệu tác dụng phụ khi dùng thuốc Benzoyl Peroxide quá liều: mẩn đỏ, da bị bong tróc, đóng vảy.
Ngoài ra còn một số tác dụng phụ chưa được kiểm chứng: Mề đay, ngứa, sưng mắt môi, lưỡi, ngứa
Thuốc Benzoyl Peroxide dạng bôi
Một số loại tác dụng phụ trên do thuốc Benzoyl Peroxide sẽ không cần phải đến cơ sở y khoa để được thăm khám. Tuy nhiên cách tốt nhất để làm giảm các tác dụng phụ đó là cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để thay đổi về liều lượng và cách dùng phù hợp nhất.
Hầu hết thì bệnh nhân khi sử dụng thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide đều không thấy tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ không được kể trên, do vậy nếu gặp bất kỳ những dấu hiệu bất thưởng nào khi sử dụng cũng cần báo cho các bác sĩ.
5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Benzoyl Peroxide:
- Trước khi sử dụng cần báo cho các bác sĩ biết về những thành phần của thuốc mà bạn bị dị ứng và kê khai những loại thuốc bạn đang dùng bao gồm cả vitamin, thảo dược… để tránh những tương tác với thuốc ảnh hưởng không tốt đến người dùng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn cho bạn
- Trẻ em dưới 12 tuổi chưa được kiểm chứng những tác hại của thuốc. Do đó không nên dùng trước khi chưa có ý kiến của bác sĩ
- Báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn: bạn bị viêm da, tiết bã nhờn, da nhạy cảm…rất dễ kích ứng khi sử dụng thuốc.
- Một số thực phẩm tương tác với thuốc như rượu, bia. Cần tham khảo chế độ ăn uống khoa học trong thời gian sử dụng thuốc của các bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về thuốc Benzoyl Peroxide mà thấy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã giải đáp được câu hỏi “ Thuốc Benzoyl Peroxide có thực sự tốt hay không?” Nếu có những băn khoăn thắc mắc nào, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!