Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nóng dạ dày: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

Cập nhật: 03/05/2022 10:35 | Người đăng: Lường Toán

Xuất hiện dấu hiệu nóng rát ở dạ dày có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng không phải ai cũng biết được đó là biểu hiện của bệnh gì và cách chữa như thế nào.

Tổng quan về triệu chứng nóng dạ dày

Nóng rát dạ dày là bệnh gì?

Nóng rát dạ dày thường gây ra một số biểu hiện khác như đầy bụng, khó tiêu, đau đớn, khó chịu ở vùng bụng. Đây được xem là một bệnh tiêu hóa phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống.

Hiện tượng nóng rát ở dạ dày không nằm ngoài khả năng là biểu hiện của bệnh đau dạ dày. Những dấu hiệu ban đầu thường không nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài thì khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Xem thêm:

Nóng rát dạ dày là biểu hiện của bệnh gì?

Nóng rát dạ dày là bệnh gì? Đang là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Theo thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì, bệnh do hai nguyên nhân chính là bệnh lý và sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý gây nóng dạ dày

Do trào ngược dạ dày thực quản: Xuất hiện các dấu hiệu ho, khản tiếng, buồn nôn, đau tức ngực, nôn mửa thì do dịch axit trong dịch vị trào ngược lên thực quản, dạ dày gây nóng rát.

  • Do viêm loét dạ dày:

Khi niêm mạc dạ dày nếu để lâu ngày không được điều trị có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và rối loạn chức năng tiêu hóa, tăng tiết dịch axit dịch vị gây trào ngược thực quản, dạ dày và nóng rát ở vùng thượng vị. Dấu hiệu này thường gặp ở lúc đói và sau khi ăn no.

  • Do hội chứng ruột kích thích:

Khi người bệnh mất chức năng kiểm soát hệ tiêu hóa và nhu động ruột sẽ gây ra hội chứng ruột kích thích, có những biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón.

Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này.

  • Bệnh Celiac ( hiện tượng không dung nạp Gluten)

Bệnh Celiac được xem là bệnh dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể không dung nạp các chất Protein có trong ngũ cốc, sữa, lúa mì…Trường hợp không được chữa kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng khiến người bệnh sút cân, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân sinh lý:

Những rối loạn sinh lý dưới đây cũng chính là nguyên nhân gây nóng rát dạ dày:

  • Căng thẳng:

Căng thẳng là nguyên nhân gây nóng rát dạ dày

Những yếu tố tác động đến thần kinh gây stress, chấn động tâm lý sẽ khiến cho mất cân bằng hoạt động tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó là những biểu hiện như: nóng rát vùng bụng, đau thượng vị, đau tức vùng bụng nhưng sau khi hết căng thẳng thì tình trạng này cũng hết hẳn.

  • Ngộ độc thực phẩm:

 Với những loại thức phẩm không đảm bảo chất lượng hay chưa độc tố, nhưng chất dị ứng có thể gây rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là nóng rát lên thượng vị và vùng ngực.

  • Nhiễm virut:

Đây là nguyên nhân gây cúm dạ dày. Với bệnh này, người bệnh thường gặp phải một số biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, sốt nhẹ và nóng rát thượng vị dạ dày

  • Do thói quen ăn uống, sinh hoạt:

Ăn đồ ăn nhiều chất béo, đạm, đồ ăn cay nóng, ăn quá no, ăn xong đi ngủ ngay …đều là những thủ phạm khiến cho dạ dày bị nóng rát.

  • Sử dụng thuốc Tây Y:

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc không theo chỉ định bác sĩ, uống khi đói, uống không đúng liều lượng…lâu dần sẽ gây tổn hại đến thành dạ dày. Bệnh viêm dạ dày là khó tránh khỏi.

Để xác định rõ nguyên nhân, nóng rát dạ dày là bệnh gì thì cần phải đi khám bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh.

Nóng rát dạ dày phải làm sao?

Nếu các triệu chứng nóng rát dạ dày chỉ xảy ra vài lần rồi khỏi thì không cần điều trị. Nhưng trong trường hợp bệnh kéo dài, thường xuyên thì hãy áp dụng một số phương pháp chữa sau đây:

Thay đổi nhịp sinh hoạt

  • Nóng dạ dày không nên ăn gì?

Tránh xa những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Không hút thuốc uống nhiều rượu, bia, chất kích thích

Hạn chế uống sữa vào lúc đói

  • Nóng dạ dày nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn một số thực phẩm có chứa nhiều carbohudrate như ngũ cốc..

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhưng hạn chế loại cam, quýt nhiều axit gây dư axit trong dạ dày.

Nóng dạ dày nên ăn nhiều rau, củ quả

Ngoài ra người bệnh cần tập thói quen tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, không nên ngủ ngay sau khi ăn, ngồi nhiều và nằm nhiều.

Nóng dạ dày uống thuốc gì?

Nếu những cách trên không hiệu quả thì cần phải dùng thuốc để điều trị

  • Sử dụng thuốc Tây Y điều trị nóng dạ dày:

Thuốc giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày: Một số loại thuốc giúp cân bằng lượng axit dịch vị trong dạ dày như: sodium carbonate , aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide. Sử dụng những loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit, giảm lượng axit trong dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như Rebamipid, Sucralfat, Mucosta

Thuốc kháng sinh: nếu người bệnh bị viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày do vi khuẩn HP thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc này khi kết hợp với thuốc ức chế bơm protein có tác dụng chống lại quá trình viêm loét dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh lý.

  • Thuốc đông y điều trị nóng rát dạ dày:

Bài thuốc Đông y Dưới đây có tính mát, thông đạt can khí, bổ thổ thư can có tác dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng nóng rát khó chịu ở dạ dày. Do được làm từ thảo dược thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính.

Bài thuốc Đông Y chữa nóng dạ dày

Bài 1: Gồm các vị thuốc đương quy 12g, sài hồ 16g, đan bì 10g, cam thảo 10g , đinh lăng 16g, hạ liên châu 12g, trần bì 10g, chi tử 12g, bạch truật 12g, cà gai leo 12g

Bài 2: Gồm bạch truật 12g, sài hồ 16g, hoài sơn 16g, chỉ xác 10g, cỏ mần trầu 18g, thần khúc 10g, liên nhục 16g, rau má 16g, đan sâm 12g, trần bì 10g

Với những bài thuốc trên chia làm 3 lần sắc nước uống hàng ngày cho đến khi giảm hẳn các triệu chứng.

Qua bài viết về bệnh nóng dạ dày thì hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống về điều trị các chứng bệnh trên. Theo dõi nhiều hơn trên trang trường Cao Đẳng Y Dược HCM để bổ sung kiến thức hữu ích cho sức khỏe bạn nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990