Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận hàng đầu ai cũng phải biết

Cập nhật: 11/07/2019 08:42 | Người đăng: Lường Toán

Sỏi thận là hệ quả của sự lắng đọng chất khoáng trong nước tiểu, lâu ngày sẽ kết tinh thành sỏi. Sỏi thận hình thành trên đường tiết niệu, đôi lúc không có những triệu chứng. Khi sỏi thận to ra, nó sẽ gây nguy cơ tắc nghẽn, xuất hiện những cơn đau quặn thắt và là nguyên nhân gây suy thận. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh sỏi thận để biết cách phòng tránh nhé.

Sỏi thận không được nhìn thấy bằng mắt thường. Với những viên sỏi nhỏ sẽ tự đào thải qua đường tiết niệu nên sẽ không để lại triệu chứng. Tuy nhiên theo thời gian thì các phần tử đó có thể kết hợp lại với nhau lớn dần lên gây ách tắc, biểu hiện rõ nhất là cơn đau quặn thắt. Cấu thành nên sỏi thận gồm 5 loại thành phần hóa học như canxi oxalat, canxi photphat, axit uric, struvite và cysteine và thành phần chính là canxi oxalat. Kích thước những viên sỏi phụ thuộc vào nồng độ các tinh thể trên kết tinh với nhau.

Những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận hàng đầu

Xem thêm:

Vậy đâu là những nguyên nhân bệnh sỏi thận? Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin tiếp theo nhé.

Những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận hàng đầu

Nguyên nhân bệnh sỏi thận do chế độ ăn uống không hợp lý

  • Do lượng nước tiểu ít

Nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận chính là do lượng nước tiểu ít. Tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng làm việc nặng dẫn đến cơ thể bị mất nước, người tập thể dục với cường độ cao, hoặc những người sinh sống ở những nơi có khí hậu khô nóng, không uống đủ nước. Tình trạng nước tiểu ít sẽ không thể hòa tan được muối dẫn đến việc lắng đọng Natri và hình thành sỏi thận.

  • Do chế độ ăn uống

Khẩu phần ăn nhiều muối: Muối là gia vị được nêm trong tất cả các món ăn hàng ngày. Thức ăn có quá nhiều muối gây nên tình trạng tăng đào thải Natri, dẫn đến các ion canxi cũng bị tăng tại ống thận. Khi nồng độ Canxi quá cao sẽ là nguyên nhân hình thành nên các loại sỏi như canxi photphat, canxi oxalat và canxi cacbonat.

Chế độ dinh dưỡng nhiều protein động vật: Những loại thực phẩm như cá, thịt bò, thịt gà và thịt lợn sẽ làm giảm nồng độ PH trong nước tiểu, tăng bài tiết canxi và làm giảm hấp thu citrate gây nên sỏi thận. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng nồng độ uric trong máu, gây nên lắng đọng uric hay còn gọi là sỏi uric.

Một số thực phẩm có chứa nhiều oxalat như: Cà phê, trà đặc, ngũ cốc, socola, cải xoăn sò, rau muống...nếu ăn với số lượng lớn thì là nguyên nhân gây tăng nguy cơ bị sỏi thận. Oxalat có trong nước tiểu sẽ kết hợp với canxi hình thành viên sỏi thận canxi oxalat.

Bên cạnh đó một số thực phẩm như nội tạng, hải sản, men làm bánh, thịt hun khói có chứa hàm lượng lớn Purin. Nếu cơ thể ăn quá nhiều chất này cũng làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu và là nguy cơ hình thành sỏi thận acid uric.

  • Bổ sung Vitamin C và Canxi quá nhiều

Một vài nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Vitamin C hàng ngày trong một thời gian dài gây nên tình trạng dư thừa Vitamin C. Sau đó Vitamin C sẽ tự chuyển hóa thành Oxalat - nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. 

Bên cạnh đó việc dùng Canxi quá liều trong thời gian dài, không theo chỉ đỉnh của các bác sĩ cũng gây nên tình trạng dư thừa, gây ức chế việc hấp thu các chất như kẽm, sắt. Cơ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất này. Ngoài ra tình trạng dư thừa canxi còn gây áp lực cho hoạt động của thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản.

Nguyên nhân bệnh sỏi thận do bệnh lý

  • Do béo phì

Đã có nhiều nghiên cứu trong sự liên quan của bệnh béo phì với bệnh sỏi thận cho thấy, tỉ lệ người bị mắc bệnh sỏi thận tăng hơn ở những người có chỉ số BMI ( đây là chỉ số khối của cơ thể) cao và có kích thước vòng eo lớn hơn bình thường. 

Đây chính là lý do bạn nên kiểm soát cân nặng để phòng tránh nguy cơ bị sỏi thận và phòng nguy cơ gia tăng sỏi thận.

  • Do mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Những trường hợp bị tiêu chảy, phẫu thuật dạ dày, ruột hay bệnh nhân bị viêm loét dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận Canxi Oxalat. 

Sỏi thận gây nên những cơn đau quặn thắt

Cụ thể, bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ làm mất đi một lượng lớn chất lỏng trong cơ thể, đồng thời sẽ làm giảm lượng nước tiểu. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn Oxalat từ ruột dẫn đến tăng trong nước tiểu. Khi lượng nước tiểu ít mà nồng độ Oxalat quá cao sẽ là điều kiện rất thuận lợi để hình thành lên những viên sỏi thận Canxi Oxalat.

  • Do bệnh đường tiết niệu

Một số nguyên nhân tại đường tiểu gây cản trở lượng nước tiểu lưu thông hình thành nên những viên sỏi như sỏi bàng quang, dị dạng, u xơ...Ngoài ra sỏi thận còn xuất hiện do sự nhiễm khuẩn đường tiểu như viêm bàng quang, viêm thận, niệu đạo. Những nguyên nhân này có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nên nhiễm khuẩn thận và là điều kiện để hình thành sỏi thận.

  • Do di truyền

Một vài nghiên cứu khác cho thấy những người có người thân trong gia đình mắc bệnh sỏi thận thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn những người bình thường.

Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận do các thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn có kiến thức trong việc phòng bệnh tốt hơn. Nếu có thắc mắc về phương pháp điều trị sỏi thận thì hãy theo dõi trong chuyên mục bài viết tiếp theo nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990