Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng viêm cầu thận bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua

Cập nhật: 08/02/2022 09:30 | Người đăng: Lường Toán

Theo thống kê tỷ lệ người bệnh viêm cầu thận tử vong ở người lớn là 25%, điều đó có thể thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh này. Nắm rõ triệu chứng viêm cầu thận sẽ là cách giúp bạn phát hiện bệnh sớm, có hướng điều trị kịp thời từ đó tránh được mức độ đe dọa của bệnh tới sức khỏe và tính mạng.

Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận hay còn được gọi với cái tên là bệnh cầu thận là tình trạng bệnh lý xảy ra ở thận khi các tiểu cầu thận và các mạch máu nhỏ trong thận bị viêm. Thận có các bộ lọc được tạo thành từ các mạch máu rất nhỏ có nhiệm vụ lọc máu, đào thải chất thải ra ngoài theo đường tiểu. Nếu cầu thận bị viêm thận sẽ không thể làm việc được, suy thận sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Xem thêm:

bệnh viêm cầu thận 1

Phát hiện triệu chứng bệnh viêm cầu thận qua các cơn đau thắt lưng

Bệnh viêm cầu thận có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp cùng bệnh thận hư. Người ta có thể dựa vào nhiều yếu tố để phân loại các thể viêm cầu thận khác nhau nhưng thông thường sẽ dựa vào tiến triển của bệnh thành 8 loại:

  • Bệnh mỏng màng đáy thận: Biểu hiện lâm sàng là tình trạng đái máu đại thể.
  • Bệnh cầu thận tiến triển chậm: Loại này chiếm 80% hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ và 20% ở người lớn.
  • Viêm cầu thận ổ: Biểu hiện như một hội chứng thận hư với mức độ suy thận khác nhau, xơ cứng ở một vị trí nhất định.
  • Viêm cầu thận màng: Loại hay gặp ở người lớn với biểu hiện lâm sàng là kết hợp triệu chứng bệnh viêm cầu thận viêm cầu thận và hội chứng thận hư.
  • Bệnh cầu thận tiến triển nhanh: Nhóm bệnh này đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng tế bào trong tiểu cầu thận, quá trình phát triển nhanh từ suy thận đến giai đoạn cuối có thể chỉ vài tháng thậm chí vài tuần.
  • Bệnh thận IgA: Đây là nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu ở người lớn, đặc trưng bởi dấu hiệu có sự xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu kèm theo đó là nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
  • Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Bệnh sẽ gây nên các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da.
  • Viêm cầu thận tăng sinh màng/ gian mạch: Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau bệnh viêm gan virus hoặc lupus ban đỏ. Khi bị dạng này sẽ có sự tăng sinh bất thường tế bào ở màng đáy, mao mạch và khoang gian mạch. Biểu hiện bằng tình trạng thận hư, viêm thận và tất nhiên tiến triển tới suy thận giai đoạn cuối là điều không tránh khỏi.

Ngoài ra viêm cầu thận còn được chia ra thành viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn tính, viêm cầu thận bán cấp. Hội chứng viêm cầu thận cấp xảy ra khi cầu thận gặp phải tình trạng viêm nhưng đợt viêm này xảy ra bất ngờ và đột ngột.

bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm cầu thận cấp được cho là một hội chứng hơn là một bệnh vì người ta phát hiện ra nhiều triệu chứng lâm sàng giống nhau trên những tổn thương mô bệnh học hoàn toàn khác.

Đối tượng thường mắc phải viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận phổ biến nhiều tại các nước đang phát triển, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây ra nó.

Có rất nhiều yếu tố làm chúng ta tăng cao nguy cơ mắc viêm cầu thận, có thể kể đến như:

  • Sử dụng nhiều thuốc và hóa chất gây hại tới thận.
  • Dùng các loại thuốc kháng viêm không steroid mạnh.

Triệu chứng viêm cầu thận là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cầu thận thường gặp là:

  • Nước tiểu màu hồng hoặc màu nước chè đặc do hồng cầu lẫn trong nước tiểu.
  • Tiểu ra bọt do protein dư thừa.
  • Mặt, tay chân, bụng bị phù do tích nước.
  • Huyết áp cao, lượng cholesterol cao.
  • Thiếu máu hoặc suy thận khiến cơ thể mệt mỏi, không tập trung làm việc và thường xuyên khó chịu.
  • Béo phì.
  • Thận bị dị tật bẩm sinh.
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận là phù mặt
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận là phù mặt

Nguy hiểm hơn viêm cầu thận triệu chứng viêm cầu thận cấp xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Viêm họng, sốt, ho, đau họng trong khoảng 1 – 2 tuần hoặc viêm da mưng mủ khoảng từ 2 – 3 tuần.
  • Triệu chứng toàn thân không đặc hiệu như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau hông lưng.
  • Mặt bị phù nề.
  • Đi tiểu ít mặc dù lượng nước uống hàng ngày không giảm đi.
  • Có máu trong nước tiểu khiến nước tiểu có màu như rỉ sét.
  • Phổi dư thừa nước khiến người bệnh ho thường xuyên.
  • Huyết áp cao ảnh hưởng tới thần kinh gây gà gật, đau đầu, co giật, khó thở.

Ngoài những triệu chứng kể trên bạn có thể gặp phải những triệu chứng không được đề cập tới. Nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc thắc mắc về triệu chứng viêm cầu thận hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận bằng những biện pháp nào?

Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm cầu thận càng sớm sẽ càng có lợi cho quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn chặn nguy cơ biến chứng. Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh là:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Đo lượng hồng cầu trong nước tiểu chỉ ra những tổn thương ở tiểu cầu. Xét nghiệm nước tiểu cũng chỉ ra lượng tế bào bạch cầu, các chỉ số về nhiễm trùng, viêm.
  • Xét nghiệm máu: Đo nồng độ chất thải, creatinin và urê huyết.
  • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh X-quang, siêu âm hoặc chụp ct.
  • Sinh thiết thận: Dùng một cây kim lấy mẫu mô tại thận để kiểm tra dưới kính hiển vi xác định nguyên nhân và nguy cơ mắc bệnh.

bệnh viêm cầu thận 3

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện lượng protein dư thừa

Việc điều trị viêm cầu thận ở giai đoạn nào cũng khó vì thế khi triệu chứng của viêm cầu thận mới chỉ ở mức bình thường như đau lưng, tiểu ít, xuất hiện tình trạng phù, phù trắng cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Nếu điều trị tích cực bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu không người bệnh có thể bị nhiễm độc dẫn tới tình trạng suy thận phức tạp.

Đối với bệnh nhân bị viêm cầu thận, ngoài việc điều trị dựa vào từng loại bệnh bạn cũng cần phải kiểm soát huyết áp – nguyên nhân cơ bản gây bệnh là huyết áp cao. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc huyết áp. Dùng corticosteroid trong trường hợp hệ thống miễn dịch tấn công thận.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định biện pháp thay huyết tương, cách này sẽ loại bỏ chất lỏng của máu thay thế bằng dịch qua tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng. Trong trường hợp tình trạng bệnh của bạn nặng bác sĩ có thể phải lọc sạch máu để điều trị và phương pháp cuối cùng khi tất cả những nỗ lực trên không có tác dụng đó là ghép thận.

Chế độ sinh hoạt phù hợp đối với người bị viêm cầu thận

  • Bệnh nhân bị viêm cầu thận cần hạn chế lượng protein, ăn nhạt và không bổ sung kali trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Không ăn đồ ngọt nếu bạn có tiền sử hoặc đang bị bệnh tiểu đường.
  • Không được hút thuốc lá.
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn của người bị viêm cầu thận

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn của người bị viêm cầu thận

 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh viêm cầu thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM (Tổng hợp)

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990