Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Biểu hiện không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 11/01/2020 14:12 | Người đăng: Lường Toán

Nếu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose sẽ khiến cho lượng đường lactose bị ứ đọng ở trong ruột, giữ nước và khiến cho trẻ gặp phải tình trạng bị tiêu chảy kéo dài. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên nắm được kiến thức cơ bản về tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh để bảo vệ bé yêu của mình một cách tốt  nhất.

Lactose là gì?

Lactose chính là một dạng đường có ở trong sữa của động vật. Đây chính là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, tạo ra những vi khuẩn Bifidus và Lactobacillus có lợi đối với hệ miễn dịch cùng với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. 

Men lactose ở trong màng ruột chính là loại men giúp tiêu hóa đường lactose thành đường glucose. Tình trạng không dung nạp thứ phát thường kéo dài trong 1 đến 2 tuần. Hậu quả của điều này chính là trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, kém ăn cộng thêm tập quán kiêng ăn làm chậm hồi phục niêm mạc ruột.


Tình trạng không dung nạp thứ phát thường kéo dài trong 1 đến 2 tuần

Hội chứng không dung nạp lactose là gì?

Nếu như trẻ mắc phải hội chứng không dung nạp lactose đồng nghĩa rằng trong cơ thể của trẻ không sản xuất đủ lượng men lactose cần thiết để tiêu hóa lactose. Việc thiếu hụt lượng men lactose sẽ khiến cho dạ dày của trẻ không thể tiêu hóa được đường lactose và gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Những vấn đề này thường sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu nhưng sẽ không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe.

Đối với những trẻ sinh non, đôi khi cơ thể không sản xuất đủ lượng men lactose khi mới chào đời vì loại men này thường được sản sinh nhiều hơn trong quá trình tam cá nguyệt cuối của thai kỳ.

Hội chứng không dung nạp lactose sẽ có những biểu hiện rõ rệt khi trẻ khoảng 6 tuổi hoặc bắt đầu bước vào độ tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân gây ra hội chứng không dung nạp lactose

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được vì sao có  những trường hợp không dung nạp lactose trong khi những trẻ khác lại có thể uống sữa bình thường. Tuy nhiên, con số này cũng không phải là quá hiếm gặp. Theo số liệu thống kê tại Mỹ có khoảng 30 đến 50 triệu người bị mắc hội chứng không dung nạp lactose.

Nguyên nhân gây ra tình trạng không dung nạp lactose có thể là do di truyền học:

Có khoảng 90% người Mỹ gốc Á, 75%  người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, Do Thái và người Mỹ bản địa khi trưởng thành đều không dung nạp được lactose. Chỉ có khoảng 15% người gốc Bắc Âu mắc phải hội chứng này.

Rất hiếm trường hợp trẻ em vừa sinh ra đã bị mắc hội chứng không dung nạp lactose trừ trường hợp có cả bố và mẹ đều mắc phải hội chứng này. Nếu như trẻ mắc hội chứng này thì ngay từ khi mới sinh ra đã bị tiêu chảy nặng vì cơ thể của trẻ không thể dung nạp được lactose ở trong sữa của mẹ hoặc sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Lúc này, cần phải cho trẻ sử dụng một loại sữa công thức không chứa lactose đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh bất dung nạp lactose.

Nếu như trẻ bị tiêu chảy nặng cũng có thể là do trẻ đang tạm thời gặp phải khó khăn trong việc sản xuất men lactose và có thể xuất hiện những triệu chứng không dung nạp lactose trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây ra ảnh hưởng tới quá trình sản xuất men lactose khiến cho lượng men lactose trong đường ruột ít hơn so với bình thường gây ra chứng không dung nạp lactose tạm thời.

Một số trường hợp mắc các bệnh về ruột trong thời gian dài như bệnh Celiac (không dung nạp gluten) hay bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) cũng sẽ có thể mắc phải chứng không dung nạp lactose.

Biểu hiện không dung nạp lactose ở trẻ

Khi trẻ bị mắc hội chứng không dung nạp lactose sẽ cảm thấy đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy, xì hơi nhiều sau khi uống sữa mẹ hoặc một số loại chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai. Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, tốt nhất không nên cho uống sữa bò.

Một số trường hợp trẻ không dung nạp lactose nhưng vẫn có thể ăn uống được một lượng sữa nhỏ hoặc những đồ ăn làm từ sữa mà vẫn không sợ bị xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ cần ăn uống một lượng sữa nhỏ cũng gây ra những triệu chứng rất khó chịu.


Khi trẻ bị mắc hội chứng không dung nạp lactose sẽ cảm thấy đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy, xì hơi nhiều sau khi uống sữa mẹ hoặc một số loại chế phẩm từ sữa

Hội chứng không dung nạp lactose có giống như dị ứng sữa hay không?

Nhiều người nghĩ rằng hội chứng không dung nạp lactose giống như dị ứng sữa. Tuy nhiên, đây là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau. Dị ứng sữa là một phản ứng miễn dịch, trong khi không dung nạp lactose là một hội chứng do hệ tiêu hóa.

Đôi khi các triệu chứng xuất hiện sẽ giống nhau như dị ứng sữa hay không dung nạp lactose đều gây ra đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm chứa sữa.

Nếu như trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sưng môi, sưng mặt, sưng miệng hoặc phát ban, chảy nước mắt, chảy nước mũi thì có thể bé bị dị ứng với protein trong sữa bò.

Cách nhận biết trẻ không dung nạp lactose?

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên, hội chứng không dung nạp lactose thường xuất hiện khi trẻ ở trong đội tuổi học tiểu học hoặc bắt đầu bước vào giai đoạn vị thành niên. Tuy nhiên, nếu như các mẹ nghi ngờ con mình mắc phải hội chứng này thì nên nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Bác sĩ sẽ có thể hỏi một số câu hỏi để xác định xem các triệu chứng con gặp phải có phải là do không dung nạp lactose hay không và đưa ra đề nghị phụ huynh không nên cho trẻ uống sữa hoặc ăn những loại thực phẩm được làm từ sữa trong khoảng vài tuần để theo dõi tình trạng cụ thể của trẻ.

Cách chữa bất dung nạp lactose

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hội chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể thực hiện những điều sau đây để có thể hạn chế được những triệu chứng của trẻ nếu như không may trẻ bị mắc phải hội chứng không dung nạp lactose.

Theo dõi phản ứng của con

Một số người không dung nạp lactose vẫn có thể tiêu hóa một chút sữa trong khi số khác lại phản ứng với một lượng sữa dù rất ít. Vì thế mẹ nên cho bé thử và quan sát xem cơ thể con có thể tiêu hóa được bao nhiêu sữa.

Ví dụ như cho con ăn một số loại phô mai chứa ít sữa hơn các loại khác, chúng có thể được tiêu hóa dễ dàng hơn. Và sữa chua men sống cũng có thể dễ tiêu hóa hơn sữa và các loại sản phẩm chứa sữa khác vì nó có các lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.

Nhưng nếu con cực kỳ nhạy cảm, mẹ nên tránh tất cả các loại sữa và sản phẩm chứa sữa. Hoặc chỉ cho con ăn rất ít sữa thôi. Con có thể dễ dàng tiêu hóa sữa hơn nếu ăn cùng các loại thực phẩm khác, vì thế mẹ có thể cho con ăn sữa trong bữa ăn.

Đọc kĩ bao bì sản phẩm

Mẹ phải tránh tất cả các loại sữa và thực phẩm có chứa sữa. Một số sản phẩm quen thuộc tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể chứa sữa cần để ý: Bánh quy, bánh kếp, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây ăn liền, bơ thực vật, salad trộn, bánh mì,...

Mẹ nên để ý và tránh các loại thực phẩm có chứa các thành phần như: Váng sữa, sữa đông, pho mát, sản phẩm từ sữa, sữa bột và bột sữa không béo.

Rất may là giờ đây các thành phần chứa sữa (và một số chất dễ gây dị ứng khác) được quy định phải ghi rõ trên bao bì, vì thế nên mẹ có thể dễ dàng nhận ra và lựa chọn thực phẩm phù hợp cho con mình.

Đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ

Nếu phát hiện ra con không thể uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa, mẹ cần bổ sung cho con các nguồn canxi khác để con có thể phát triển xương và răng một cách tốt nhất.

Các nguồn canxi khác có thể kế đến: Rau có lá xanh đậm, nước ép trái cây, sữa đậu nành, đậu phụ, bông cải xanh, cá hồi đóng hộp, cam và những loại bánh mì không chứa sữa.

Các chất dinh dưỡng quan trọng khác cũng cần được quan tâm là vitamin A, vitamin D, vitamin B2 và phốt pho.

Hiện nay, các sản phẩm không chứa lactose được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng, siêu thị. Các sản phẩm này có thể chứa đầy đủ dinh dưỡng như sữa mà lại không chứa lactose, phù hợp với những người mắc chứng không dung nạp lactose.

Và cuối cùng, nếu cảm thấy khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con mà không cần sữa và các sản phẩm từ sữa thì hãy trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng về việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất cho trẻ và nhớ tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ nhé!

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990