Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ khó ngủ do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Cập nhật: 13/06/2019 17:22 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển. Nó còn khiến trẻ hay cáu gắt, khóc nhiều. Do vậy các mẹ cần phải tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa để trẻ chấm dứt tình trạng này.

Tình trạng trẻ khó ngủ do rất nhiều nguyên nhân. Độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ. Do vậy các mẹ cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân để tìm ra giải pháp phù hợp cho trẻ nhé.

Tại sao trẻ khó ngủ?

Trẻ khó ngủ do bị kích thích thần kinh

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ

Thần kinh trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, vốn yếu và rất dễ bị kích thích nếu như gặp phải những tác động bất lợi từ môi trường như nhiệt độ phòng, ánh sáng, tiếng ồn…

Những tác động trên có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khiến trẻ khó ngủ về đêm, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình và quấy khóc

Nếu như tình trạng này kéo dài tạo nên tiềm thức cho trẻ bởi những lo lắng, căng thẳng trong trí óc khiến trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ. Điều này tạo thành thói quen xấu khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ.

Tham khảo thêm:

Nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?

Hiện tượng mộng du ở trẻ em do đâu và khắc phục như thế nào?

Trẻ khó ngủ do thiếu hụt chất dinh dưỡng

Nhiều trẻ em khó ngủ vào ban đêm khi đưa đi khám mới biết rằng là do nguyên nhân thiếu Canxi, Vitamin D. Đây là trường hợp không hề hiếm gặp hiện nay.

Khi cơ thể trẻ bị thiếu Canxi không chỉ khiến trẻ bị còi xương mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến cho các chất dẫn truyền đến dây thần kinh bị hoạt động kém và bị cản trở, làm cho giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, trẻ trằn trọc khó ngủ về đêm, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ khó ngủ do mắc bệnh về đường hô hấp

Nhiều trẻ khó ngủ hay quấy khóc mà bố mẹ vẫn không biết là bị bệnh gì? Thì rất có thể là trẻ đang bị mắc bệnh về đường hô hấp. Với những trẻ hay mắc phải những bệnh như ho, sổ mũi, cổ họng nhiều đờm, ho khò khè gây tắc đường thở và gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Điều đó khiến trẻ luôn bị khó chịu và hay quấy khóc về đêm.

Đường thở bị tắc nghẽn là nguyên nhân khiến cho trẻ ngủ ngáy do cổ họng bị rung tạo ra những tiếng ồn. Với những trường hợp này, trẻ thường kém ngủ và ngủ không sâu giấc.

Trẻ khó ngủ do thói quen ngủ không đúng giờ, đúng giấc

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ theo nhu cầu, không theo giờ giấc. Nhiều bà mẹ chưa có kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh nên cứ để con ngủ theo nhu cầu mà không có lịch sinh hoạt cụ thể. Điều đó khiến cho trẻ không có thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ có hiện tượng ngủ ngày thức đêm mà các bố mẹ hay gặp.

Trẻ khó ngủ do căng thẳng tâm lý

Với những trẻ sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn như tiếng còi xe...có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay bị mộng du. Về lâu dài, tình trạng này nằm trong tiềm thức của trẻ khiến trẻ dễ bị ám ảnh trong giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

Trẻ khó ngủ phải làm sao?

Cách khắc phục trẻ khó ngủ như thế nào?

Tạo không gian ngủ cho trẻ thích hợp:

Một phòng ngủ được thiết kế thoáng đáng, dễ chịu với chăn ga, gối đệm sạch sẽ êm sẽ tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Ngoài ra bạn cần phải đảm bảo phòng không có ánh sáng, không có tiếng ồn, nhiệt độ vừa phải và quan trọng là cho trẻ mặc đồ dễ chịu để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Về khẩu phần dinh dưỡng của trẻ:

Về chế độ ăn uống, trẻ em cần phải được bổ sung những khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để cản trở chứng mất ngủ. Đặc biệt là những thực phẩm có giàu canxi. Bố mẹ nên chọn những thực phẩm tươi, ngũ cốc để chứa nhiều Vitamin, khoáng chất thiết yếu cho khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ ăn những thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Bên cạnh những loại thực phẩm đó thì bố mẹ có thể bổ sung những loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Định giờ ngủ cho trẻ:

Bố mẹ nên dạy cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và nghiêm chỉnh mỗi đêm. Không nên cho trẻ ăn đêm nhiều sẽ tạo thành thói quen xấu trẻ bị thức dậy giữa đêm. Bạn nên thực hiện thói quen này từ sớm từ lúc trẻ chưa được 1 tuổi để vừa tạo cho trẻ những thói quen tốt vừa giúp bạn có nhiều thời gian để có thể hoàn thiện các công việc của mình. Ngoài ra, bạn hãy giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn bằng những cách tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc hát ru cho trẻ.

Với những trẻ khó ngủ do bệnh lý thì cần phải đưa trẻ đi khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với các bệnh về đường hô hấp, bố mẹ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý để đảm bảo sạch dịch giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.

Với những thông tin vừa được các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được nguyên nhân trẻ khó ngủ và có biện pháp xử lý kịp thời. Những bài viết về sức khỏe sẽ tiếp tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990