Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nên đi ngủ lúc mấy giờ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất?

Cập nhật: 04/07/2024 15:42 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Giấc ngủ có vai trò rất tốt cho sức khỏe, mỗi ngày cơ thể cần ngủ ít nhất 8 tiếng để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể và giúp trí não luôn tỉnh táo. Vậy theo khoa học nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Nhiều người thắc mắc rằng nên đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ để đảm bảo cho sức khỏe? Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bạn nên đi ngủ từ 21 – 22 giờ mỗi ngày và thức dậy lúc 5 - 6 giờ sáng để đảm bảo tốt nhất cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt. Duy trì nhịp sinh học này giúp bạn có được sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, và phòng ngừa được một số bệnh tật nguy hiểm như tim, gan, thận, lão hóa da và nguy cơ béo phì.

Đối với rất nhiều người, nhất là thanh niên việc thức dậy sớm rất khó thực hiện. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể dậy sớm như bạn thức khuya, thói quen khó bỏ hay đơn giản là vì bạn thích ngủ nước. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, dậy sớm rất có lợi cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cho rằng: Dậy sớm giúp tinh thần bạn lạc quan sáng suốt mà còn duy trì sức khỏe luôn khỏe mạnh. Những người hay có thói quen dậy sớm sẽ thường khỏe mạnh và hạnh phúc hơn những người dậy muộn.

Tại sao chúng ta nên đi ngủ sớm?

Các nhà khoa học đã cho biết: cơ thể bắt đầu từ 21 giờ cần được thư giãn và nghỉ ngơi. Một giấc ngủ say sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn được hoạt động có hiệu quả hơn nhiều. Cơ chế đồng hồ sinh học trong cơ thể mỗi người diễn ra như sau:

  • Từ 21-23 giờ: quãng thời gian hoạt động của hệ miễn dịch của bạch cầu Lympho và bài tiết độc tố. Do vậy cơ thể cần được ở trong trạng thái yên tĩnh và thử giãn nằm nghe nhạc.
  • Từ 23 – 1 giờ sáng: thời gian để mật được thải độc nên cần một giấc ngủ say.
  • Từ 3 – 5 giờ sáng: Quãng thời gian cho phổi thải độc. Thời điểm này cũng chính là lúc mà nhiều người hay bị mắc bệnh ho hay ho dữ dội hơn. Do hoạt động đào thải chất độc đã chạy đến phổi. Với trường hợp này, người bệnh không nên dùng thuốc chống ho để cản trở quá trình đào thải chất độc bên trong cơ thể trong thời gian này.
  • Từ 5h – 7h sáng: thời gian mà ruột già hoạt động mạnh, bạn cần đi vệ sinh.
  • Từ 7h – 9h sáng: thời điểm để ruột non hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Bạn cần phải ăn bữa sáng vào lúc này.

Cơ chế hoạt động trong cơ thể sẽ lặp lại hàng ngày như trên. Do vậy, mỗi người cần phải ngủ đúng giờ và thức dậy sớm để đảm bảo hoạt động cho các bộ phận, tránh bị ảnh hưởng. Nếu bạn thường xuyên thức khuya và ngủ dậy muộn sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đó là nhịp sinh học được áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi với những người trưởng thành. Nhiều bà mẹ thắc mắc “trẻ sơ sinh nên đi ngủ lúc mấy giờ hợp lý?”

Trẻ sơ sinh có nhiều giai đoạn nên giấc ngủ sẽ có nhiều sự thay đổi. Thông thường giấc ngủ của trẻ càng giảm so với độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên thì bố mẹ không nên cho trẻ thức quá 9 giờ tối và không ngủ quá 7h30 sáng.

Thời điểm này là hoạt động của những hormone tăng trưởng, đỉnh điểm nhất là từ 11h – 12h tối. Do vậy, nên cho trẻ đi ngủ từ 9h tối đến đảm bảo thời điểm đó trẻ đang chìm vào giấc ngủ say. Giúp cho hoạt động của hormone tăng trưởng tốt hơn, kích thích thể chất và sự phát triển trí não của trẻ.

➤ Tham khảo thêm: Hậu quả của việc ngủ không đủ giấc mỗi ngày

Vậy làm thế nào để bạn có thể đi ngủ đúng giờ?

Ngủ sớm giúp bạn có được một sức khỏe tốt và hàng tá những lợi ích khác. Do vậy, các thầy cô Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch luôn khuyên chúng ta ngủ và thức dậy sớm để có sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ của thầy cô về việc giúp bạn có được giấc ngủ đúng giờ và sâu hơn.

  • Bữa tối bạn không nên ăn quá nhiều, quá muộn, đồ ăn nhiều gia vị và các thức ăn nặng.
  • Buổi chiều nên tránh thuốc lá, và thức uống có chứa chất kích thích như coca – cola, nước tăng lực, cafein, rượu, bia…
  • Sau khi ăn xong bạn không nên nằm hoặc ngồi nghỉ ngay, thay vào đó hãy đi bộ nhẹ nhàng giúp cho tuần hoàn cơ thể và tiêu hóa tốt.
  • Không nên tập thể dục trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ nhiều, mang tài liệu nghiên cứu, sách vở trước khi ngủ. Thay vào đó bạn hãy nghe một bản nhạc nhẹ, những mẩu chuyện vui.
  • Nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ giúp tinh thần nhẹ nhàng, giấc ngủ sâu hơn
  • Chọn không gian ngủ thoáng, không có tiếng ồn, giới hạn ánh sáng bằng rèm cửa
  • Mặc đồ thoải mái, không chật bó, giường đệm sạch sẽ
  • Tập thói quen ngủ sớm, đúng giờ và dừng tất cả công việc, internet trước khi ngủ 30 phút.
  • Không nên ăn uống trước khi ngủ 2 giờ để không phải thức dậy giữa đêm đi vệ sinh

Những thông tin về nên đi ngủ lúc mấy giờ trên đây chắc hẳn sẽ giúp các bạn lên kế hoạch về giấc ngủ của mình để có sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn đang có những băn khoăn, thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990