Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ ho lâu ngày do đâu? Cách chữa thế nào?

Cập nhật: 29/06/2024 09:51 | Người đăng: Lường Toán

Ho là phản ứng của cơ thể giúp đào thải vi khuẩn ra ngoài. Nhưng nếu trẻ ho lâu ngày mà không khỏi thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để khắc phục trình trạng trên tránh những biến chứng gây nên. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin bổ ích nhé.

Tình trạng ho của trẻ khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng, nhất là những cơn ho dai dẳng. Việc phát hiện ra những nguyên nhân trẻ ho lâu ngày giúp bố mẹ có cách chữa tốt nhất, hãy cùng tham khảo dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ ho lâu ngày

Tình trạng trẻ ho lâu ngày có nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó chủ yếu là những bệnh ở dưới đây:

Nguyên nhân trẻ ho lâu ngày

Trẻ ho lâu ngày do bệnh hen suyễn

Hen suyễn khiến trẻ bị ho kèm theo những cơn ho dai dẳng với tiếng khò khè, tiếng rít. Càng nặng nề hơn nếu như vào ban đêm. Cơn ho này có thể kéo dài 10 ngày trở lên và có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết hoặc lông, mùi động vật, những khói bụi bẩn.

Hen suyễn là bệnh mãn tính, xảy ra khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp. Khi phổi bị sưng khiến cho đường thông khí bị tắc nghẹt tạo nên những cơn co thắt kết hợp chất nhầy khiến trẻ gặp khó khăn khi thở.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hen suyễn là do vi khuẩn từ môi trường lây lan trong quá trình trẻ vận động ở bên ngoài. Những trẻ gặp phải bệnh này thường có lá phổi rất nhạy cảm.

Xem thêm:

 

Trẻ bị ho lâu ngày do viêm tiểu phế quản

Nếu trẻ ho lâu ngày có đờm thì không nằm ngoài khả năng trẻ bị viêm tiểu phế quản. Kết hợp với một số biểu hiện khác như hơi thở nhanh, nông, tiếng ho khò khè.

Ngoài ra trẻ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: Sốt cảm lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, sổ cao. Bệnh này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần.

Viêm tiểu phế quản xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi hay còn gọi là tiểu phế quản.  Tác nhân gây bệnh là virus hợp bào hô hấp, thường xuất hiện vào cuối mùa đông hoặc đầu màu xuân. Những biểu hiện này tuy giống với bệnh viêm phế quản ở người lớn và trẻ lớn nhưng các bạn cần phân biệt tránh nhầm lẫn nhé.

Trẻ bị ho lâu ngày do viêm tiểu phế quản

Trẻ ho lâu ngày do cảm lạnh

Trẻ ho lâu ngày không hết không nằm ngoài khả năng trẻ bị cảm lạnh. Với những biểu hiện như hơi thở khò khè, ho có đờm, sặc nước bọt, thở nhanh, thở gấp.

Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, cảm lạnh…

Thủ phạm chính gây nên bệnh cảm lạnh có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn lây qua đường hô hấp, đường mũi, cổ họng, viêm xoang… Các cơn ho này có thể kéo dài trong đợt cảm lạnh của trẻ.

Trẻ ho lâu ngày do viêm tắc thanh quản

Viêm tắc thanh quản chính là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi. Kèm theo đó là tiếng ho chua chát, khô khốc. Ho thường xuất hiện vào ban đêm. Tiếng ho này rất dễ nhận biết nên bố mẹ cần lưu ý nhé.

Ngoài triệu chứng kể trên, trẻ có thể gặp những biểu hiện khác như: Ho nhiều vào đêm, đỡ hơn vào ban ngày, ngoài ra có thể sốt nhẹ. Với trường hợp nặng có thể trẻ bị tím tái, hơi thở hay hắt và giống tiếng rít.

Trẻ ho lâu ngày do trào ngược dạ dày thực quản

Với trường hợp bị trào ngược dạ dày, thực quản, trẻ xuất hiện những tiếng ho khan, đứt quãng và dai dẳng sau bữa ăn. Tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn khi trẻ nằm xuống

Biểu hiện khác của bệnh này là trẻ cảm thấy nóng rát, buồn nôn hoặc ợ hơi khi nuốt. Với những trẻ sơ sinh có thể bị khó chịu và đau bụng.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do cơ giữa dạ dày và thực quản của trẻ còn yếu ớt, dẫn đến việc axit bị ngược lại.

Trẻ ho lâu ngày do ho gà

Ho gà gây cho trẻ ho lâu ngày với các biểu hiện ho khô khan, nhanh. Tiếng thở hít âm thanh như tiếng gà. Những biểu hiện này rất giống với triệu chứng cảm lạnh nhưng trẻ không bị sốt. Nguy hiểm hơn nếu ho gà ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể nặng hơn và gây nên bong tróc niêm mạc ở lỗ mũi của trẻ.

Nguyên nhân chính gây nên ho gà ở trẻ là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cổ họng, phổi và khí quản. Thông thường trẻ sau sinh sẽ được tiêm phòng thì khả nặng gặp bệnh này rất khó.

Những biến chứng khi trẻ ho lâu ngày

Theo chia sẻ của thầy cô các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, tình trạng trẻ ho lâu ngày có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, đồng thời làm tinh thần suy sụp. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài thì bé còn bị chậm phát triển, hạn chế tăng chiều cao.

Bên cạnh đó nếu ho còn làm tổn thương thanh quản, đổi giọng và biến chứng có thể là nguy cơ viêm tai giữa. Đến lúc này thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, không những phải chấm dứt tình trạng ho mà còn phải điều trị kết hợp viêm tai giữa.

Những biến chứng khi trẻ ho lâu ngày

Cách chữa cho trẻ ho lâu ngày không khỏi

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng ho, thì bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp giúp làm giảm triệu chứng càng sớm càng tốt.

Với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Để giúp trẻ hạn chế biểu hiện ho do vi khuẩn đồng thời tăng cường chất đề kháng cho cơ thể. Việc sử dụng thuốc với trẻ nhất là trẻ sơ sinh cần đặc biệt hạn chế khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian an toàn hiệu quả như sử dụng chanh, quất + mật ong để làm giảm các biểu hiện ho lâu ngày ở trẻ. Bên cạnh đó cần kết hợp nguồn dinh dưỡng có lợi để trẻ tăng sức đề kháng với cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Nếu những phương pháp trên không thể làm giảm tình trạng ho lâu ngày ở trẻ thì cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp kịp thời. Bố mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ nhé.

Với những thông tin trên đây chắc chắn đã giúp các bạn hiểu rõ tình trạng trẻ ho lâu ngày. Nếu bạn còn băn khoăn gì thì hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm... duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là...
Xem thêm >>



0899 955 990