Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 31/08/2019 14:03 | Người đăng: Lường Toán

Khi bị sốt ngoài biểu hiện nóng thì nhiều trẻ bị lạnh ngắt tay chân. Vậy trẻ sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp được tình trạng này.

Thực tế có không ít trẻ sốt tay chân lạnh cóng. Nhiều mẹ sợ con lạnh nên đắp thật nhiều chăn cho con để giữ ấm nhưng theo các bác sĩ thì việc làm này không những không giúp bé giảm thiểu tình trạng sốt và còn khiến bệnh nặng hơn. 

Trẻ sốt cao tay chân lạnh là gì?

Tình trạng sốt của trẻ không phải lúc nào cũng đáng lo. Bởi đổi khi sốt là trạng thái cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể xuất hiện những tác nhân lạ thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra kháng thể nhằm ngăn cản lại sự xâm nhân của tác nhân lạ đó. Cùng với đó là trung tâm điều khiển nhiệt của hệ thần kinh trung ương sẽ tạo ra một tín hiệu để cơ thể thoát nhiệt ra bên ngoài bằng phản ứng sốt.

Trẻ sốt tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Khi bị sốt cao thì cơ thể trẻ sẽ bị tăng nhiệt độ đột ngột dẫn đến hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt độ thoát ra ngoài. Do vậy mà gây nên hiện tượng trẻ bị sốt, đầu thì nóng mà chân tay lại lạnh.

Tham khảo thêm:

Trẻ bị sốt chân tay lạnh là do đâu? Có nguy hiểm không?

Đa số những trường hợp trẻ bị sốt cao đều là do sự tấn công của những loại virus và vi khuẩn gây bệnh như siêu vi gây bệnh cúm, thủy đậu, chân tay miệng, sốt xuất huyết...Một số nguyên nhân khác có thể do trẻ bị cảm nắng, sốt do mọc răng hay do tiêm phòng.

Tình trạng trẻ sốt cao chân tay lạnh kéo dài có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như trẻ bị mất nước, co giật, rối loạn hô hấp, nguy hiểm hơn có thể để lại di chứng não, dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu trẻ bị sốt tay chân lạnh cần lưu ý

Một vài biểu hiện sốt thông thường như lừ đừ, thiếu lực, nóng ở vùng bụng, nách, trán, trẻ quấy khóc và ra mồ hôi nhiều...Trong một số trường hợp, mẹ có thể thấy được trẻ bị lạnh toát. Đây là tình trạng có thể do virus tấn công vào mao mạch đồng thời gây nên rối loạn vận động mạch dẫn đến hạ nhiệt tứ chi.

Những dấu hiệu trẻ bị sốt chân tay lạnh ở tình trạng nguy hiểm các mẹ cần chú ý để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời:

  • Môi và má đỏ hồng
  • Trẻ liên tục quấy khóc, mặt tím tái và ra mồ hôi trộm nhiều
  • Liên tục lạnh tay chân trong nhiều giờ.
  • Sốt cao liên tục đến khoảng 39 độ C mà không giảm nhiệt dù đã áp dụng nhiều biện pháp
  • Trẻ quấy khóc ít, có biểu hiện cơ thể mềm, lừ đừ và ngủ nhiều hơn. 

Cách xử lý trẻ sốt tay chân lạnh như thế nào?

Trẻ sốt tay chân lạnh nên đưa trẻ đi khám nếu bị sốt cao

Thông thường với những trường hợp trẻ bị sốt dưới 38 độ C thì bố mẹ không nên quá lo lắng và cũng không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, bố mẹ hãy lau người cho bé bằng khăn nhúng nước ấm đã được vắt khô và cho trẻ uống thêm oresol để giúp trẻ bổ sung nước và hạ nhiệt cho trẻ. Đây chỉ là hiện tượng mà cơ thể trẻ phản ứng để tạo ra kháng thể giúp ngăn chặn những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.

Với những bé bị sốt cao chân tay lạnh trên 38 độ C, bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi đồng thời tiến hành các xét nghiệm để tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

Ngay khi có được những chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ, bố mẹ nên giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát với độ quần áo có độ thấm hút tốt. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng khăn nhúng nước ấm pha với một chút nước chanh và muối để lau bẹn, gan, nách, tay, chân rồi giữ ấm tay chân cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn này cũng rất quan trọng. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp...đồng thời duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất như đường, tinh bột, chất béo, đạm.

Ngoài ra, bố mẹ nên chia nhỏ những bữa ăn hàng ngày để giảm thiểu tình trạng bé bị đầy bụng, khó chịu. Bên cạnh đó bố mẹ nên tăng cường bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước và nước hoa quả với những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Lưu ý: Mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày và không dùng chăn mền ủ cho bé quá kỹ bởi như vậy nó sẽ khiến trẻ bị thấm ngược mồ hôi vào cơ thể và gây nên những vấn đề về hô hấp mà tình trạng sốt của trẻ ngày càng nặng hơn.

Bài viết ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trên đây nhằm cung cấp thông tin cho các bạn thí sinh về tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc điều trị bệnh tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990