Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hở hàm ếch

Cập nhật: 28/08/2019 09:13 | Người đăng: Lường Toán

Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin: Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hở hàm ếch. Nếu bạn đang tìm hiểu vấn đề này thì đừng bỏ qua nhé.

Bệnh hở hàm ếch là gì?

Bệnh hở hàm ếch là tình trạng các mô ở miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình thai nhi phát triển. Đây là một dị tật bẩm sinh khiến cho vùng mặt bị biến dạng khuôn mặt của trẻ. Trong đó sứt môi lại là một dị dạng bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín như người bình thường.

Bệnh ở hàm ếch ở trẻ em trước và sau khi điều trị

Bệnh sứt môi hở hàm ếch có thể là hai bệnh hình thành riêng lẻ hoặc cũng có thể xảy ra cùng lúc trên cùng một người. Bệnh lý này xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền với nhau và kết hợp với khe vòm miệng. Bệnh sứt môi hở hàm ếch thường có 3 dạng là: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không bị sứt môi, sứt môi và hở hàm ếch. Hiện tượng bệnh lý này có thể xảy ra ở một bên hay cả 2 bên.

Bệnh lý sứt môi và hở hàm ếch sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Trên thực tế, tình trạng bệnh này có thể được sửa chữa. Với hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ tuổi thì các ca phẫu thuật có thể khôi phục hoàn toàn chức năng và mang lại diện mạo bình thường.

Tham khảo thêm:

Những nguyên nhân bệnh hở hàm ếch là gì?

Hiện các, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng có thể là do yếu tố môi trường và di truyền.

Cụ thể, khi các mô tạo nên môi và vòm miệng sẽ kết nối với nhau trong tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên với những trẻ sơ sinh bị bệnh hở hàm ếch thì sự hợp nhất trên không diễn ra hoặc chỉ diễn ra một phần và để lại khe hở.

Các bác sĩ cho rằng đa số những trường hợp bị sứt môi hở hàm ếch là do sự tương tác các yếu tố môi trường hay di truyền. Yếu tố di truyền có thể từ bố mẹ sang con, có thể gây sứt môi hở hàm ếch đơn thuần hay gặp hội chứng di truyền. Một số trường hợp khác trẻ nhận được gen có khả năng bị hở hàm ếch hay bị sứt môi nhưng với một số tác nhân từ môi trường gây ra dị tật này.

Những biểu hiện của bệnh hở hàm ếch

Khi sinh con có thể xác định được ngay một vết nứt ( khe hở) ở môi hay ở vòm miệng. Bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Vết nứt môi hay ở vòm miệng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt
  • Khi một phần tách ra ở môi sẽ xuất hiện một rãnh nhỏ ở môi hay kéo dài từ môi qua vòm họng vào dưới mũi.
  • Sự phân chia trong vòm họng không gây ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt.
  • Tình trạng một khe hở xảy ra ở các cơ trong vòm miệng của trẻ nằm ở phía sau miệng và được bao phủ bởi niêm mạc miệng có thể ít phổ biến hơn. Chúng không được chú ý khi sinh và có thể không được chẩn đoán cho đến khi các dấu hiệu phát triển, cụ thể như:
  • Khi cho trẻ ăn thường gặp nhiều khó khăn
  • Trẻ có hiện tượng khó nuốt, xuất hiện khả năng chất lỏng hay thức ăn chảy ra từ mũi, 
  • Giọng nói mũi và nhiễm trùng tai mãn tính.

Những trẻ em có nguy cơ bị hở hàm ếch cao

  • Bố mẹ bị sứt môi hay bị hở hàm ếch thì sinh con có nguy cơ bị sứt môi cao hơn.
  • Thai phụ tiếp xúc với một số chất:  hút thuốc lá, uống rượu bia, uống một số loại thuốc
  • Trường hợp thai phụ bị đái tháo đường. Có một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch.
  • Sản phụ bị béo phì khi mang thai. Có một số nghiên cứu khác cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ sứt môi và vòm miệng.
  • Nam giới có khả năng bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch cao hơn. Tuy nhiên hở hàm ếch mà không có sứt môi lại thường xảy ra ở nữ giới. 

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hở hàm ếch ở trẻ em

Hở hàm ếch nên được can thiệp sớm để cải thiện khả năng nghe nói và ăn uống của trẻ

Biện pháp chẩn đoán bệnh ở hàm ếch ở trẻ em

Đa số những trường hợp trẻ bị hở hàm ếch hay sứt môi đều được nhận thấy rõ ngay khi sinh xong mà không cần trải qua những xét nghiệm để chẩn đoán. Bên cạnh đó với sự tiến bộ của Y học thì bệnh lý sứt môi và hở hàm ếch còn được phát hiện sớm thông qua siêu âm trước khi em bé chào đời.

  • Siêu âm trước khi sinh
  • Việc siêu âm trước khi sinh bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi khi đang trong giai đoạn phát triển. Dựa vào những hình ảnh phân tích, các bác sĩ có thể phát hiện ra những khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt của trẻ.
  • Từ tuần thứ 13 của thai kỳ, tình trạng sứt môi có thể được phát hiện qua siêu âm. Khi thai nhi càng phát triển lớn thì việc chẩn đoán qua hình ảnh đem lại kết quả chính xác hơn khe hở môi. Trong đó hở vòm miệng lại khó xác định hơn khi sử dụng siêu âm.

Với phương pháp chẩn đoán này, các bác sĩ sẽ làm theo quy trình lấy mẫu nước ối từ tử cung sản phụ để thực hiện xét nghiệm chọc ối. Việc làm này để xác nhận nguyên nhân có phải do di truyền đồng thời có thể gây ra những dị tật bẩm sinh khác hay không. Một số trường hợp có thể bị đình chỉ thai nghén.

Những biện pháp điều trị hở hàm ếch hiện nay

Điều trị hở hàm ếch bẩm sinh nhằm cải thiện tình trạng ăn, nghe nói bình thường cho trẻ, giúp trẻ có diện mạo bình thường. Việc tiến hành điều trị bao gồm phẫu thuật đều phải dựa trên tình trạng của trẻ. Sau khi sửa chữa khe hở ban đầu, các bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật tiếp để cải thiện tình trạng nói, sự xuất hiện môi và mũi bình thường.

Phẫu thuật thường được thực hiện theo thứ tự dưới đây:

  • Sửa môi - trong vòng 3 đến 6 tháng đầu.
  • Sửa chữa hở hàm ếch - ở tuổi 12 tháng hoặc sớm hơn nếu có thể.
  • Phẫu thuật tiếp theo - giữa 2 tuổi và cuối tuổi thiếu niên.

Các biện pháp phẫu thuật dựa trên các phương pháp sau đây: sửa môi, sửa chữa vòm miệng, phẫu thuật ống tai, và phẫu thuật để tái tạo ngoại hình mũi, miệng, môi.

Trên đây thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ những thông tin về bệnh hở hàm ếch rất phổ biến hiện nay. Bố mẹ nên tham khảo để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt trong quá trình mang thai để phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả nhé. 

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990