Trẻ bị ho khan thường là những cảm giác đau rát ở cổ họng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ. Dấu hiệu ho khan do nhiều nguyên nhân gây ra và cách điều trị phụ thuộc việc tìm ra đúng nguyên nhân. Do vậy bài viết này sẽ giúp các mẹ tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan
Ho khan là tình trạng bé bị ho nhiều, không có hoặc có ít đờm ở cổ. Những cơn ho này thường xuất hiện vào ban ngày và nhất là về đêm. Tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, Do vậy để tránh được những biến chứng, bố mẹ hãy tìm nguyên nhân gây bệnh cho trẻ để có cách chữa hiệu quả nhất.
Trẻ bị ho khan nhiều, nhất là vào mùa đông
Dấu hiệu trẻ bị ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Do ô nhiễm không khí:
Những chất gây ô nhiễm trong không khí khi đi vào họng sẽ khiến cổ họng khô, vi khuẩn sẽ gây ho khan ở trẻ
- Do nhiễm virut:
Nếu bé có những triệu chứng ho kèm theo cúm hay cảm lạnh thông thường thì không nằm ngoài khả năng bé bị ho khan do nhiễm virut. Với những trẻ bị ho khan do nhiễm virut bắt đầu từ lúc mới mắc bệnh kéo dài cho đến khi các triệu chứng giảm hoàn toàn.
- Do mắc các bệnh về đường hô hấp như:
Cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn …cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bé bị ho khan từng cơn.
- Do thời tiết:
Vào thời điểm giao mùa, nhất là trời lạnh khiến cổ họng của trẻ luôn khô tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, cộng với sức đề kháng kém khiến cho trẻ em dễ dàng mắc phải chứng ho khan.
Xem thêm:
- Thuốc Saferon có dùng được cho bà bầu không?
- Thuốc Aerius có phải kháng sinh không? Cách dùng như thế nào?
Bật mí những bí quyết giúp chấm dứt tình trạng ho khan ở trẻ
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Đối với trẻ sơ sinh bị ho khan, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Nếu tình trạng không giảm, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến khám tại các bác sĩ để được hướng dẫn. Bởi đối với trẻ nhỏ không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định.
Những bài thuốc dân gian chữa tại nhà không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ chưa tốt, không hấp thu được chất và rất dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chăm sóc và điều trị trẻ nhỏ bị ho khan
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn
Ho khan là tình trạng cổ họng khô rát, do vậy việc cung cấp nước đầy đủ sẽ làm cổ họng bớt khô, nhất là vào những ngày khô hanh. Như vậy cổ họng sẽ bị giảm kích ứng và khó chịu, tình trạng ho của trẻ sẽ giảm bớt rất nhiều.
Đối với trẻ bị ho khan về đêm, trước khi đi ngủ nên uống 1 cốc nước lọc.
- Làm ẩm không khí
Cách làm ẩm không khí cũng rất tốt cho hệ hô hấp ở trẻ bởi nó sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và giảm các triệu chứng ho hiệu quả.
- Chế độ ăn uống phù hợp
Cháo, súp rất tốt cho trẻ bị ho khan
Đối với trẻ bị ho khan, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng chống lại virut và các tác nhân gây bệnh. Thời điểm này nên cho trẻ ăn súp hoặc cháo loãng để trẻ dễ ăn, dễ hấp thu đồng thời cung cấp nước cho trẻ.
Mẹo trị ho khan cho trẻ
Một số mẹo dân gian chữa ho cho trẻ dưới đây được nhiều bà mẹ áp dụng thành công với trẻ lớn ( không áp dụng với trẻ sơ sinh). Các bố mẹ hãy cùng làm theo một trong những cách dưới đây nhé.
- Cách trị ho khan bằng mật ong và chanh
Mật ong có tính kháng khuẩn rất tốt, khi kết hợp với Vitamin C từ chanh có tác dụng tăng sức đề kháng và tạo sự dễ chịu, không đau rát ở cổ họng.
Chanh, mật ong có tác dụng rất tốt trong việc chữa ho khan ở trẻ
Cách dùng:
Hấp chanh với mật ong 10 phút, sau đó để nguội và cho trẻ ngậm dần. Mỗi ngày 3 đến 4 lần, tình trạng ho khan sẽ thuyên giảm
- Cách chữa ho khan ở trẻ bằng mật ong, gừng
Phương pháp này được rất nhiều bà mẹ sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh ho khan ở trẻ.
Nguyên liệu: 30g mật ong nguyên nhất, với 60g gừng tươi
Cách làm:
Gừng rửa sạch, giã nát
Cho gừng vào nồi nước đun sôi rồi tắt bếp
Sau đó cho mật ong vào khuấy đều
Để hỗn hợp bớt nóng rồi cho trẻ dùng dần trong ngày bằng cách uống. Để hiệu quả, mẹ nên dặn trẻ ngậm trong họng trước khi nuốt. Sau vài ngày, triệu chứng ho khan sẽ giảm hẳn.
- Trị ho khan bằng quất
Tinh dầu trong vỏ quất có tác dụng long đờm, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Do vậy khi sử dụng quất chữa ho khan cũng là biện pháp không còn xa lạ, bởi nó cũng rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Cách dùng: quất rửa sạch, thái lát mỏng cho vào bát mật ong, hoặc đường phèn,
Hâm nóng cách thủy sau đó cho trẻ dùng
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Thuốc trị ho khan cho trẻ dưới dạng Siro được bán tại hiệu thuốc rất nhiều. Bố mẹ có thể mua cho con dùng theo chỉ dẫn trên bao bì. Đối với những loại thuốc kháng sinh, cần hạn chế tối đa khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị
Đối với trẻ sơ sinh, nếu bị ho nặng cần đưa đến bác sĩ khám để được điều trị tốt nhất
Với những trẻ nhỏ, qua những cách trên nếu tình trạng ho khan ở trẻ không thuyên giảm mà có xu hướng tăng lên với các triệu chứng như ho khó thở, bị sốt cũng cần đến bệnh viên để được thăm khám.
Trong quá trình điều trị cần lưu ý đến sự thay đổi sức khỏe của con để có biện pháp tốt nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị ho khan và giải đáp câu hỏi “ Trẻ bị ho khan phải làm sao”. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh. Theo dõi nhiều hơn trên trang Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để cập nhật những bài viết hữu ích hơn nhé.